Chương I: Năng lượng cơ học
Chương II: Ánh sáng
Chương III: Điện
Chương IV: Điện từ
Chương V: Năng lượng với cuộc sống
Chương VI: Kim loại - Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Chương VII: Giới thiệu và chất hữu cơ - Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Chương VIII. Ethylic Alcohol và Acetic Acid
Chương IX: Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer
Chương X: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
Chương XI: Di truyền học Mendel - Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể
Chương XIII: Di truyền học với con người và đời sống
Chương XIV: Tiến hóa

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 24:Alkene

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Alkene

Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 24 sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập KHTN 9 Kết nối tri thức. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 24 trang 71

Bài 24.1 trang 71 Bài tập KHTN 9 

CTCT nào sau đây biểu diễn chất thuộc loại alkene?

A. CH2 = CH – CH3.

B. CH≡C−CH3.CH≡C−CH3.

C. CH3 – CH2 – CH3.

D. CH2 = CH – CH = CH2.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: A

Alkene là những hydrocarbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi  bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 24

Ví dụ: CH2 = CH – CH3,….

Bài 24.2 trang 71 Bài tập KHTN 9 

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất có CTPT dạng CnH2n là alkene.

B. Alkene là hydrocarbon mạch hở có một liên kết C=C.

C. Alkene không làm mất màu dung dịch KMnO4.

D. Alkene tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 :2.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: B

Alkene là hydrocarbon mạch hở có một liên kết C=C.

A sai vì alkene có CTPT dạng CnH2n, ngoài ra có xicloalkane cũng có CTPT dạng như vậy.

C sai vì alkene làm mất màu dung dịch KMnO4.

D sai vì Alkene tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Bài 24.3 trang 71 Bài tập KHTN 9

 Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng alkene, các sản phẩm cháy có mối liên hệ với nhau như thế nào?

A. Số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.

B. Số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O.

C. Số mol CO2 bằng số mol H2O.

D. Không có mối liên hệ giữa số mol hai sản phẩm.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: C

Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng alkene, các sản phẩm cháy có mối liên hệ với nhau là: số mol CO2 bằng số mol H2O.

2CnH2n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O

Bài 24.4 trang 71 Bài tập KHTN 9

Ethylene không có phản ứng nào sau đây?

A. Tác dụng với NaOH.

B. Tác dụng với H(xúc tác Ni, đun nóng).

C. Làm nhạt màu dung dịch Br2.

D. Cháy trong không khí.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: A

Ethylene có phản ứng: Tác dụng với H(xúc tác Ni, đun nóng), làm nhạt màu dung dịch Br2, cháy trong không khí.

$\text{C}_2\text{H}_4 + \text{H}_2 \xrightarrow{\text{Ni}, t^\circ} \text{C}_2\text{H}_6$ $\text{C}_2\text{H}_4 + \text{Br}_2 \rightarrow \text{BrCH}_2-\text{CH}_2\text{Br}$ $\text{C}_2\text{H}_4 + 3\text{O}_2 \xrightarrow{t^\circ} 2\text{CO}_2 + 2\text{H}_2\text{O}$

Bài 24.5 trang 71 Bài tập KHTN 9 

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol alkene X, thu được COvà H2O với tổng khối lượng 310 g. CTPT của X là

A. C2H4.

B. C4H8.

C. C5H10.

D. C3H6.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: C

Bài 24.6 trang 71 Bài tập KHTN 9

 Viết PTHH dưới dạng phân tử minh hoạ tính chất hoá học của alkene C4H8.

Hướng dẫn:

Phản ứng cháy:

$\text{C}_4\text{H}_8 + 6\text{O}_2 \xrightarrow{t^\circ} 4\text{CO}_2 + 4\text{H}_2\text{O}$

Phản ứng cộng bromine: C4H8 + Br2 → C4H8Br2

Phản ứng trùng hợp: $\text{nC}_4\text{H}_8 \xrightarrow{t^\circ, p} (\text{C}_4\text{H}_8)_n$

Bài 24.7 trang 71 Bài tập KHTN 9

 Có hai bình giống nhau, một bình chứa khí methane, một bình chứa khí ethylene. Hãy nêu cách nhận biết mỗi bình bằng phương pháp hoá học.

Hướng dẫn:

Cho mỗi khí đi qua mỗi bình đựng dung dịch bromine. Khí nào làm dung dịch mất màu thì là ethylene.

C2H4 + Br2 → BrCH2 – CH2Br

Bài 24.8 trang 71 Bài tập KHTN 9

 Một hỗn hợp khí Y gồm methane và ethylene, biết Y có tỉ khối so với hydrogen bằng 10. Đốt cháy hoàn toàn 6 g Y, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa.

a) Xác định thành phần hỗn hợp Y.

b) Tính giá trị của m.

Hướng dẫn:

a) Gọi số mol CH4 và C2H4 lần lượt là a và b.

Khối lượng hỗn hợp Y: 16 . a + 28 . b = 6 (1)

Khối lượng mol trung bình của Y: 10 . 2 = 20 (g/mol).

Số mol hỗn hợp Y: a+b= $\frac{6}{20}$ =0,3 (2)

Từ (1) và (2), ta được a = 0,2 mol; b = 0,1 mol.

$C\%_{CH_4}$=$\frac{16.0,2}{6}$.100%=53,33%

$C\%_{C_2H_4}$=$\frac{28.0,1}{6}$.100%=46,6%

b) $\quad \text{CH}_4 + 2\text{O}_2 \xrightarrow{t^\circ} \text{CO}_2 + 2\text{H}_2\text{O}$

Số mol: 0,2 → 0,2 0,4


$\text{C}_2\text{H}_4 + 3\text{O}_2 \xrightarrow{t^\circ} 2\text{CO}_2 + 2\text{H}_2\text{O}$

Số mol: 0,1 → 0,2 0,2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Số mol: 0,4 → 0,4

m = 100 . 0,4 = 40 (g).