Chương 1: Phương trình và hệ phương trình bậc nhất
Chương 2: Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Chương 3: Căn thức
Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Chương 5: Đường tròn

Toán 9 tập 1 trang 59 bài 2: Một số phép tính về căn bậc hai của số thực

Toán 9 tập 1 trang 59 bài 2: Một số phép tính về căn bậc hai của số thực

Giải Toán 9 tập 1 trang 59 bài 2 sách Cánh diều có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách toán 9 Cánh diều . Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo.

Toán 9 tập 1 trang 59

Bài 1 trang 59 Toán 9 Tập 1

Tính:

a. $\sqrt {{{25}^2}}$ ; b. $\sqrt {{{\left( { – 0,16} \right)}^2}}$ ;

c. $\sqrt {{{\left( {\sqrt 7 – 3} \right)}^2}}$ .

Hướng dẫn giải

a. $\sqrt {{{25}^2}} = \left| {25} \right| = 25$.

b.$\sqrt {{{\left( { – 0,16} \right)}^2}} = \left| { – 0,16} \right|$ = 0,16.

c.$\sqrt {{{\left( {\sqrt 7 – 3} \right)}^2}} = \left| {\sqrt 7 – 3} \right|$

Do $\sqrt 7 < \sqrt 9$ hay $\sqrt 7$ < 3 nên $\sqrt 7 – 3 < 0$ . Vì thế, ta có: $\left| {\sqrt 7 – 3} \right| = 3 – \sqrt 7$ .

Vậy$\sqrt {{{\left( {\sqrt 7 – 3} \right)}^2}} = \left| {\sqrt 7 – 3} \right| = 3 – \sqrt 7$ .

Bài 2 trang 59 Toán 9 Tập 1

Áp dụng quy tắc về căn bậc hai của một tích, hãy tính:

a. $\sqrt {36.81}$

b. $\sqrt {49.121.169}$

c.$\sqrt {{{50}^2} – {{14}^2}}$

d. $\sqrt {3 + \sqrt 5 } .\sqrt {3 – \sqrt 5 }$

Hướng dẫn giải

a. $\sqrt {36.81} = \sqrt {36} .\sqrt {81}$ = 6.9 = 54.

b. $\sqrt {49.121.169} = \sqrt {49} .\sqrt {121} .\sqrt {169}$ = 7.11.13 = 1001.

c. $\sqrt {{{50}^2} – {{14}^2}} = \sqrt {\left( {50 – 14} \right)\left( {50 + 14} \right)} = \sqrt {36.64} = \sqrt {36} .\sqrt {64}$ = 6.8 = 48.

d. $\sqrt {3 + \sqrt 5 } .\sqrt {3 – \sqrt 5 } = \sqrt {\left( {3 + \sqrt 5 } \right).\left( {3 – \sqrt 5 } \right)} = \sqrt {{3^2} – {{\left( {\sqrt 5 } \right)}^2}} = \sqrt {9 – 5} = \sqrt 4$ = 2.

Bài 3 trang 59 Toán 9 Tập 1

Áp dụng quy tắc về căn bậc hai của một thương, hãy tính:

a. $\sqrt {\frac{{49}}{{36}}}$

b. $\sqrt {\frac{{{{13}^2} – {{12}^2}}}{{81}}}$

c. $\frac{{\sqrt {{9^3} + {7^3}} }}{{\sqrt {{9^2} – 9.7 + {7^2}} }}$

d. $\frac{{\sqrt {{{50}^3} – 1} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }}$

Hướng dẫn giải

a. $\sqrt {\frac{{49}}{{36}}} = \frac{{\sqrt {49} }}{{\sqrt {36} }} = \frac{7}{6}$.

b. $\sqrt {\frac{{{{13}^2} – {{12}^2}}}{{81}}} = \sqrt {\frac{{\left( {13 – 12} \right)\left( {13 + 12} \right)}}{{81}}} = \frac{{\sqrt {1.25} }}{{\sqrt {81} }} = \frac{5}{9}$.

c. $\frac{{\sqrt {{9^3} + {7^3}} }}{{\sqrt {9{}^2 – 9.7 + {7^2}} }} = \frac{{\sqrt {\left( {9 + 7} \right)\left( {{9^2} – 9.7 + {7^2}} \right)} }}{{\sqrt {{9^2} – 9.7 + {7^2}} }} = \frac{{\sqrt {9 + 7} .\sqrt {{9^2} – 9.7 + {7^2}} }}{{\sqrt {{9^2} – 9.7 + {7^2}} }} = \sqrt {16}$ = 4.

d. $\frac{{\sqrt {{{50}^3} – 1} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }} = \frac{{\sqrt {\left( {50 – 1} \right)\left( {{{50}^2} + 50.1 + {1^2}} \right)} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }} = \frac{{\sqrt {49} .\sqrt {{{50}^2} + 51} }}{{\sqrt {{{50}^2} + 51} }} = \sqrt {49}$ = 7.

Bài 4 trang 59 Toán 9 Tập 1

Áp dụng quy tắc đưa thừa số ra ngoài dấu căn bậc hai, hãy rút gọn biểu thức:

a. $\sqrt {12} – \sqrt {27} + \sqrt {75}$ ;

b. $2\sqrt {80} – 2\sqrt 5 – 3\sqrt {20}$ ;

c. $\sqrt {2,8} .\sqrt {0,7}$ .

Hướng dẫn giải

a. $\sqrt {12} – \sqrt {27} + \sqrt {75} = \sqrt {4.3} – \sqrt {9.3} + \sqrt {25.3} = \sqrt {{2^2}.3} – \sqrt {{3^2}.3} + \sqrt {{5^2}.3} = 2\sqrt 3 – 3\sqrt 3 + 5\sqrt 3 = 4\sqrt 3$ .

b. $2\sqrt {80} – 2\sqrt 5 – 3\sqrt {20} = 2\sqrt {16.5} – 2\sqrt 5 – 3\sqrt {4.5} = 2\sqrt {{4^2}.5} – 2\sqrt 5 – 3\sqrt {{2^2}.5} = 8\sqrt 5 – 2\sqrt 5 – 6\sqrt 5$ = 0.

c.$\sqrt {2,8} .\sqrt {0,7} = \sqrt {4.0,7} .\sqrt {0,7} = 2\sqrt {0,7} .\sqrt {0,7}$ = 2.0,7 = 1,4.

Bài 5 trang 59 Toán 9 Tập 1

Áp dụng quy tắc đưa thừa số vào trong dấu căn bậc hai, hãy rút gọn biểu thức:

a. $9\sqrt {\frac{2}{9}} – 3\sqrt 2$

b. $\left( {2\sqrt 3 + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} – \sqrt {11} } \right)$

Hướng dẫn giải

a. $9\sqrt {\frac{2}{9}} – 3\sqrt 2 = \sqrt {{9^2}.\frac{2}{9}} – \sqrt {{3^2}.2} = \sqrt {9.2} – \sqrt {9.2} = \sqrt {18} – \sqrt {18}$ = 0

b.$\left( {2\sqrt 3 + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} – \sqrt {11} } \right)$

= $\left( {\sqrt {{2^2}.3} + \sqrt {11} } \right)\left( {\sqrt {12} – \sqrt {11} } \right)$

= $(\sqrt {12} + \sqrt {11})(\sqrt {12} – \sqrt {11})$,

= ${\left( {\sqrt {12} } \right)^2} – {\left( {\sqrt {11} } \right)^2}$ = 12 – 11 = 1

Toán 9 tập 1 trang 60

Bài 6 trang 60 Toán 9 Tập 1

So sánh:

a. $\sqrt 3 .\sqrt 7$ và $\sqrt {22}$ ;

b. $\frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt 2 }}$ và 5;

c.$3\sqrt 7$ và $\sqrt {65}$ .

Hướng dẫn giải

a. Ta có: $\sqrt 3 .\sqrt 7 = \sqrt {3.7} = \sqrt {21}$

Do 21 < 22 nên $\sqrt {21} < \sqrt {22}$ hay $\sqrt {3.7} < \sqrt {22}$ .

Vậy $\sqrt 3 .\sqrt 7 < \sqrt {22}$ .

b. Ta có: $\frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt 2 }} = \sqrt {\frac{{52}}{2}} = \sqrt {26}$ .

Do 26 > 25 nên $\sqrt {26} > \sqrt {25}$ hay $\sqrt {\frac{{52}}{2}}$ > 5

Vậy $\frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt 2 }}$ > 5.

c. Ta có: $3\sqrt 7 = \sqrt {{3^2}.7} = \sqrt {9.7} = \sqrt {63}$ .

Do 63 < 65 nên $\sqrt {63} < \sqrt {65}$

Vậy $3\sqrt 7 < \sqrt {65}$ .

Bài 7 trang 60 Toán 9 Tập 1

Cho tam giác đều ABC có độ dài cạnh a. Tính độ dài đường cao AH của tam giác ABC theo a.

Hướng dẫn giải

Bài 7 trang 60 Toán 9 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 9

Do AH là đường cao của tam giác đều ABC.

Suy ra AH đồng thời là đường trung tuyến của tam giác ABC.

Suy ra H là trung điểm của BC.

Suy ra HB = HC = $\frac{1}{2}BC = \frac{1}{2}a$.

Xét tam giác AHB vuông tại H có:

$A{H^2} + H{B^2} = A{B^2}$ (Định lý Py – ta – go)

$\begin{array}{l}A{H^2} + {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = {a^2}\\A{H^2} = {a^2} – {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2} = {a^2} – \frac{{{a^2}}}{4} = \frac{{4{a^2}}}{4} – \frac{{{a^2}}}{4} = \frac{{3{a^2}}}{4}\\AH = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\end{array}$

Vậy AH = $\frac{{a\sqrt 3 }}{2}$.

Bài 8 trang 60 Toán 9 Tập 1

Trong Vật lí, ta có định luật Joule – Lenz để tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: Q = ${I^2}Rt$.

Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tính theo Jun (J);

I là cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tính theo Ampe (A);

R là điện trở dây dẫn tính theo Ohm $\left( \Omega \right)$;

t là thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn tính theo giây.

Áp dụng công thức trên để giải bài toán sau: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = $80\Omega$ . Tính cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn, biết nhiệt lượng mà dây dẫn tỏa ra trong 1 giây là 500J.

Hướng dẫn giải

Ta có: 500 = ${I^2}.80.1$

$\begin{array}{l}500 = {I^2}.80\\{I^2} = \frac{{25}}{4}\\I = \sqrt {\frac{{25}}{4}} = \frac{{\sqrt {25} }}{{\sqrt 4 }} = \frac{5}{2}.\end{array}$

Bài 9 trang 60 Toán 9 Tập 1

Tốc độ gần đúng của một ô tô ngay trước khi đạp phanh được tính theo công thức $v = \sqrt {2\lambda gd}$ , trong đó $v\left( {m/s} \right)$ là tốc độ của ô tô, $d\left( m \right)$ là chiều dài của vết trượt tính từ thời điểm đạp phanh cho đến khi ô tô dừng lại trên đường, \lambda là hệ số cản lăn của mặt đường, g = 9,8 m/s 2. Nếu một ô tô để lại vết trượt dài khoảng 20m trên đường nhựa thì tốc độ của ô tô trước khi đạp phanh là khoảng bao nhiêu mét trên giây (làm tròn đến kết quả đến hàng đơn vị)? Biết rằng hệ số cản lăn của đường nhựa là λ = 0,7.
Hướng dẫn giải

v = $\sqrt {2.0,7.9,8.20} = \sqrt {274,4} \approx 17\,\,\left( {m/s} \right)$.