Giải toán 8 tập 1 trang 47 bài 3 sách Cánh diều có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách giáo khoa Toán lớp 8 Cánh diều. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.
Ở lớp 6, ta đã biết cách nhân, chia các phân số. Làm thế nào để nhân, chia được các phân thức đại số?
Bài giải
Để nhân, chia được các phân thức đại số ta thực hiện như nhân chia các phân số.
Nêu quy tắc nhân hai phân số
Bài giải
Quy tắc nhân hai phân số: nhân các tử số với nhau, nhân các mẫu số với nhau.
Thực hiện phép tính:
$a. \frac{x^{3}+1}{x^{2}-2x+1}.\frac{x-1}{x^{2}-x+1}$
$b. (x^{2}-4x+4).\frac{2}{3x^{2}-6x}$
Bài giải
$a. \frac{x^{3}+1}{x^{2}-2x+1}.\frac{x-1}{x^{2}-x+1} = \frac{(x^{3}+1)(x-1)}{(x^{2}-2x+1)(x^{2}-x+1)}$
$=\frac{(x+1)(x^{2}-x+1)(x-1)}{(x-1)^{2}(x^{2}-x+1)}=\frac{x+1}{x-1}$
$b. (x^{2}-4x+4).\frac{2}{3x^{2}-6x} = \frac{2(x^{2}-4x+4)}{3x^{2}-6x}$
$=\frac{2x^{2}-8x+8}{3x^{2}-6x}=\frac{2(x^{2}-4x+2^{2})}{3x(x-2)}$
$=\frac{2(x-2)^{2}}{3x(x-2)}=\frac{2(x-2)}{3x}$
Hãy nêu các tính chất của phép nhân phân số.
Bài giải
Các tính chất của phép nhân phân số: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối đối với phép cộng
Tính một cách hợp lí:
$a. \frac{y+6}{x^{2}-4x+4}.\frac{x^{2}-4}{x+1}.\frac{x-2}{y+6}$
$b. \left ( \frac{1}{x-4}+\frac{2x+1}{x^{2}-8x+16}\right ).\frac{x-4}{2x+1}$
Bài giải
$a. \frac{y+6}{x^{2}-4x+4}.\frac{x^{2}-4}{x+1}.\frac{x-2}{y+6}$
$= (\frac{y+6}{(x-2)^{2}}.\frac{x-2}{y+6}).\frac{x^{2}-4}{x+1}$
$= \frac{1}{x-2}.\frac{(x-2)(x+2)}{x+1}=\frac{x+2}{x+1}$
$b. \left ( \frac{1}{x-4}+\frac{2x+1}{x^{2}-8x+16}\right ).\frac{x-4}{2x+1}$
$= \frac{1}{x-4}.\frac{x-4}{2x+1}+\frac{2x+1}{x^{2}-8x+16}.\frac{x-4}{2x+1}$
$= \frac{1}{2x+1}+\frac{x-4}{(x-4)^{2}}$
$= \frac{1}{2x+1}+\frac{1}{x-4}$
$= \frac{x-4+2x+1}{(2x+1)(x-4)}$
$= \frac{3x-3}{2x^{2}-8x+x-4}$
$= \frac{3x-3}{2x^{2}-7x-4}$
Nêu quy tắc chia hai phân số.
Bài giải
Quy tắc chia hai phân số: muốn chia phân số a cho phân số b (≠0) ta lấy phân số a nhân vói nghịch đảo của phân số b.
Thực hiện phép tính
$a. \frac{x+y}{y-x}:\frac{x^{2}+xy}{3x^{2}-3y^{2}}$
$b. \frac{x^{3}+y^{3}}{x-y}:(x^{2}-xy+y^{2})$
Bài giải
$a. \frac{x+y}{y-x}:\frac{x^{2}+xy}{3x^{2}-3y^{2}}$
$= \frac{x+y}{y-x}.\frac{3x^{2}-3y^{2}}{x^{2}+xy}$
$=\frac{x+y}{y-x}.\frac{3(x-y)(x+y)}{x(x+y)}$
$=\frac{3(x-y)(x+y)}{x(y-x)}=\frac{-3(y-x)(x+y)}{x(y-x)}$
$=\frac{-3(x+y)}{x}$
$b. \frac{x^{3}+y^{3}}{x-y}:(x^{2}-xy+y^{2})$
$= \frac{(x+y)(x^{2}-xy+y^{2})}{x-y}.\frac{1}{x^{2}-xy+y^{2}}=\frac{x+y}{x-y}$
Thực hiện phép tính:
$a. \frac{3x+6}{4x-8}.\frac{2x-4}{x+2}$
$b. \frac{x^{2}-36}{2x+10}.\frac{x+5}{6-x}$
$c. \frac{1-y^{3}}{y+1}.\frac{5y+5}{y^{2}+y+1}$
$d. \frac{x+2y}{4x^{2}-4xy+y^{2}}.(2x-y)$
Bài giải
$a. \frac{3x+6}{4x-8}.\frac{2x-4}{x+2} = \frac{3(x+2)}{2(2x-4)}.\frac{2x-4}{x+2}=\frac{3}{2}$
$b. \frac{x^{2}-36}{2x+10}.\frac{x+5}{6-x} = \frac{-(36-x^{2})}{2x+10}.\frac{x+5}{6-x}$
$=\frac{-(6-x)(6+x)}{2(x+5)}.\frac{x+5}{6-x}=\frac{-(6+x)}{2}$
$c. \frac{1-y^{3}}{y+1}.\frac{5y+5}{y^{2}+y+1} = \frac{(1-y)(1+y+y^{2}).5(y+1)}{(y+1).(y^{2}+y+1)}$
$=(1-y).5=5-5y$
$d. \frac{x+2y}{4x^{2}-4xy+y^{2}}.(2x-y) = \frac{(x+2y)(2x-y)}{(2x-y)^{2}}=\frac{x+2y}{2x-y}$
Thực hiện phép tính:
$a. \frac{20x}{3y^{2}}:\left ( -\frac{15x^{2}}{6y} \right )$
$b. \frac{9x^{2}-y^{2}}{x+y}:\frac{3x+y}{2x+2y}$
$c. \frac{x^{3}+y^{3}}{y-x}:\frac{x^{2}-xy+y^{2}}{x^{2}-2xy+y^{2}}$
$d. \frac{9-x^{2}}{x}:(x-3)$
Bài giải
$a. \frac{20x}{3y^{2}}:\left ( -\frac{15x^{2}}{6y} \right ) = (-1).\frac{20x}{3y^{2}}.\frac{6y}{15x^{2}}=-\frac{8}{3xy}$
$b. \frac{9x^{2}-y^{2}}{x+y}:\frac{3x+y}{2x+2y} = \frac{(3x-y)(3x+y)}{x+y}.\frac{2(x+y)}{3x+y}$
$=2(3x-y)=6x-2y$
$c. \frac{x^{3}+y^{3}}{y-x}:\frac{x^{2}-xy+y^{2}}{x^{2}-2xy+y^{2}}$
$= \frac{(x+3)(x^{2}-xy+y^{2})}{y-x}.\frac{x^{2}-2xy+y^{2}}{x^{2}-xy+y^{2}}$
$= \frac{(x+3)(x-y)^{2}}{y-x}=\frac{(x+3)(x-y)^{2}}{(-1)(x-y)}$
$=-(x+3)(x-y)=-x^{2}+xy-3x+3y$
$d. \frac{9-x^{2}}{x}:(x-3) = \frac{(3-x)(3+x)}{x}.\frac{1}{x-3}=\frac{3+x}{x}$
Tính một cách hợp lí:
$a. \frac{x^{2}-49}{x^{2}+5}.\left ( \frac{x^{2}+5}{x-7}-\frac{x^{2}+5}{x+7} \right )$
$b. \frac{19x+8}{x+1975}.\frac{2000-x}{x+1945}+\frac{19x+8}{x+1975}.\frac{2x-25}{x+1945}$
Bài giải
$a. \frac{x^{2}-49}{x^{2}+5}.\left ( \frac{x^{2}+5}{x-7}-\frac{x^{2}+5}{x+7} \right )$
$= \frac{x^{2}-49}{x^{2}+5}.\frac{x^{2}+5}{x-7}-\frac{x^{2}-49}{x^{2}+5}.\frac{x^{2}+5}{x+7}$
$=\frac{(x-7)(x+7)}{x^{2}+5}.\frac{x^{2}+5}{x-7}-\frac{(x-7)(x+7)}{x^{2}+5}.\frac{x^{2}+5}{x+7}$
$=(x+7)-(x-7)=14$
$b. \frac{19x+8}{x+1975}.\frac{2000-x}{x+1945}+\frac{19x+8}{x+1975}.\frac{2x-25}{x+1945}$
$= \frac{19x+8}{x+1975}\left ( \frac{2000-x}{x+1945}+ \frac{2x-25}{x+1945}\right )$
$= \frac{19x+8}{x+1975}.\frac{2000-x+2x-25}{x+1945}$
$=\frac{19x+8}{x+1975}.\frac{1975+x}{x+1945}=\frac{19x+8}{x+1945}$
Chứng minh giá trị của mỗi biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến.
$a. A = \left ( \frac{x}{xy-y^{2}}+\frac{2x-y}{xy-x^{2}} \right ).\frac{x^{2}y-xy^{2}}{(x-y)^{2}}$
$b. B = \left ( \frac{1}{x^{2}+4x+4}-\frac{1}{x^{2}-4x+4} \right ):\left ( \frac{1}{x+2} +\frac{1}{x-2}\right ).(x^{2}-4)$
Bài giải
$a. A = \left ( \frac{x}{xy-y^{2}}+\frac{2x-y}{xy-x^{2}} \right ).\frac{x^{2}y-xy^{2}}{(x-y)^{2}}$
$= \left ( \frac{x.x}{y(x-y).x}-\frac{(2x-y).y}{x(x-y)y} \right ).\frac{xy}{x-y}$
$= \frac{x^{2}-2xy+y^{2}}{y(x-y).x}.\frac{xy}{x-y}$
$= \frac{(x-y)^{2}.xy}{(x-y)^{2}.xy}=1$
Vậy giá trị của A luôn =1 với mọi biến x,y.
$b. B= \left ( \frac{1}{x^{2}+4x+4}-\frac{1}{x^{2}-4x+4} \right ):\left ( \frac{1}{x+2} +\frac{1}{x-2}\right ).(x^{2}-4)$
$= \left (\frac{x^{2}-4x+4}{(x+2)^{2}.(x-2)^{2}}-\frac{x^{2}+4x+4}{(x-2)^{2}(x+2)^{2}} \right ):\left ( \frac{x-2}{(x+2)(x-2)}+ \frac{x+2}{(x+2)(x-2)}\right ).(x^{2}-4)$
$= \left ( -\frac{8x}{(x-2)^{2}(x+2)^{2}} \right ):\left ( \frac{2x}{(x+2)(x-2)} \right ).(x-2)(x+2)$
$= -\frac{8x.(x+2)(x-2)}{(x-2)^{2}(x+2)^{2}.2x}.(x-2)(x+2)= – 4$
Vậy giá trị của B luôn = – 4 với mọi biến x,y
Một xí nghiệp theo kế hoạch cần phải sản xuất 120 tấn hàng trong một số ngày quy định. Do cải tiến kĩ thuật nên xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn thời gian quy định 1 ngày và làm thêm được 5 tấn hàng. Gọi x là số ngày xí nghiệp cần làm theo dự định. Viết phân thức biểu thị theo x:
a) Số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày theo dự định;
b) Số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày trên thực tế;
c) Tỉ số của số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày trên thực tế và số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày theo dự định.
Bài giải
a) Số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày theo dự định;
b) Số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày trên thực tế;
c) Tỉ số của số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày trên thực tế và số tấn hàng xí nghiệp làm trong 1 ngày theo dự định.
Một xe ô tô chở hàng đi từ địa điểm A đến địa điểm B hết x giờ. Sau khi trả hàng tại địa điểm B, xe quay ngược trở lại địa điểm A nhưng thời gian xe chạy về đến A chỉ là x-1 giờ. Biết quãng đường AB dài 160 km, viết phân thức biểu thị theo x:
a) Tốc độ xe ô tô khi chạy từ A đến B;
b) Tốc độ xe ô tô khi chạy từ B về A;
c) Tỉ số của tốc độ xe ô tô khi chạy từ A đến B và tốc độ xe ô tô khi chạy từ B về A.
Bài giải
a) Tốc độ xe ô tô khi chạy từ A đến B: $v_{1}=\frac{160}{x}$
b) Tốc độ xe ô tô khi chạy từ B về A: $v_{2}=\frac{160}{x-1}$
c) Tỉ số của tốc độ xe ô tô khi chạy từ A đến B và tốc độ xe ô tô khi chạy từ B về A:
$\frac{v_{1}}{v_{2}} = \frac{160}{x}:\frac{160}{x-1}=\frac{x-1}{x}$