Giải toán 11 tập 1 trang 72 Bài 2 sách Cánh diều có đáp án chi tiết cho từng Bài trong sách giáo khoa Toán lớp 11 Cánh diều. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.
Xét hàm số $f\left( x \right) = 2x.$
a) Xét dãy số $\left( {{x_n}} \right),$ với ${x_n} = 1 + \frac{1}{n}.$ Hoàn thành bảng giá trị $f\left( {{x_n}} \right)$ tương ứng.
Các giá trị tương ứng của hàm số $f\left( {{x_1}} \right),f\left( {{x_2}} \right),…,f\left( {{x_n}} \right),…$ lập thành một dãy số mà ta kí hiệu là $\left( {f\left( {{x_n}} \right)} \right).$ Tìm $\lim f\left( {{x_n}} \right).$
b) Chứng minh rằng với dãy số bất kì $\left( {{x_n}} \right),{x_n} \to 1$ ta luôn có $f\left( {{x_n}} \right) \to 2.$
Lời giải:
a,
$\lim f\left( {{x_n}} \right) = \lim \left( {2.\frac{{n + 1}}{n}} \right) = \lim 2.\lim \left( {1 + \frac{1}{n}} \right) = 2.\left( {1 + 0} \right) = 2$
b) Lấy dãy số bất kì $\left( {{x_n}} \right),{x_n} \to 1$ ta có $f\left( {{x_n}} \right) = 2{x_n}.$
$\lim f\left( {{x_n}} \right) = \lim \left( {2{x_n}} \right) = \lim 2.\lim {x_n} = 2.1 = 2$
Sử dụng định nghĩa, chứng minh rằng $\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {x^2} = 4.$
Lời giải:
Giả sử $\left( {{x_n}} \right)$ là dãy số bất kì thỏa mãn $\lim {x_n} = 2.$
Ta có $\lim x_n^2 = {2^2} = 4$
Vậy $\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {x^2} = 4.$
Cho hai hàm số $f\left( x \right) = {x^2} – 1,g\left( x \right) = x + 1.$
a) Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right)$ và $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).$
b) Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]$và so sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) + \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).$
c) Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right]$và so sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) – \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).$
d) Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right]$và so sánh $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right).\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).$
e) Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}}$và so sánh $\frac{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right)}}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right)}}.$
Lời giải:
a) $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^2} – 1} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} {x^2} – \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} 1 = {1^2} – 1 = 0$
$\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x + 1} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} x + \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} 1 = 1 + 1 = 2$
b) $\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^2} + x} \right) = {1^2} + 1 = 2\\\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) + \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right) = 0 + 2 = 2\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) + \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).\end{array}$
c) $\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^2} – x – 2} \right) = {1^2} – 1 – 2 = – 2\\\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) – \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right) = 0 – 2 = – 2\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right) – g\left( x \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right) – \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).\end{array}$
d) $\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {\left( {{x^2} – 1} \right)\left( {x + 1} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^3} + {x^2} – x – 1} \right) = {1^3} + {1^2} – 1 – 1 = 0\\\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right).\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right) = 0.2 = 0\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left[ {f\left( x \right).g\left( x \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right).\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right).\end{array}$
e) $\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{{x^2} – 1}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\left( {x – 1} \right)\left( {x + 1} \right)}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {x – 1} \right) = 1 – 1 = 0\\\frac{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right)}}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right)}} = \frac{0}{2} = 0\\ \Rightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{f\left( x \right)}}{{g\left( x \right)}} = \frac{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f\left( x \right)}}{{\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} g\left( x \right)}}.\end{array}$
Tính:
a) $\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left[ {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right)} \right];$
b) $\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \sqrt {{x^2} + x + 3} .$
Lời giải:
a) $\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left[ {\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} + 2x} \right)} \right] = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left( {x + 1} \right).\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left( {{x^2} + 2x} \right) = \left( {2 + 1} \right).\left( {{2^2} + 2.2} \right) = 24$
b) $\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \sqrt {{x^2} + x + 3} = \sqrt {\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left( {{x^2} + x + 3} \right)} = \sqrt {\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} {x^2} + \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} x + \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} 3} = \sqrt {{2^2} + 2 + 3} = 3$
Cho hàm số $f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} – 1,\,\,x < 0\\0,\,\,x = 0\\1,\,\,x > 0\end{array} \right.$
Hàm số $f\left( x \right)$ có đồ thị ở Hình 6.
a) Xét dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ sao cho ${u_n} < 0$ và $\lim {u_n} = 0.$ Xác định $f\left( {{u_n}} \right)$ và tìm $\lim f\left( {{u_n}} \right).$
b) Xét dãy số $\left( {{v_n}} \right)$ sao cho ${v_n} > 0$ và $\lim {v_n} = 0.$ Xác định $f\left( {{v_n}} \right)$ và tìm $\lim f\left( {{v_n}} \right).$
Lời giải:
a) Xét dãy số $\left( {{u_n}} \right)$ sao cho ${u_n} < 0$ và $\lim {u_n} = 0.$ Khi đó $f\left( {{u_n}} \right) = – 1$ và $\lim f\left( {{u_n}} \right) = – 1.$
b) Xét dãy số $\left( {{v_n}} \right)$ sao cho ${v_n} > 0$ và $\lim {v_n} = 0.$ Khi đó $f\left( {{v_n}} \right) = 1$ và $\lim f\left( {{v_n}} \right) = 1.$
Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to – {4^ + }} \left( {\sqrt {x + 4} + x} \right)$
Lời giải:
Với dãy số $\left( {{x_n}} \right)$ bất kì ${x_n} > – 4$ và ${x_n} \to – 4,$ ta có:
$\begin{array}{c}\mathop {\lim }\limits_{{x_n} \to – {4^ + }} \left( {\sqrt {{x_n} + 4} + {x_n}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{{x_n} \to – {4^ + }} \sqrt {{x_n} + 4} + \mathop {\lim }\limits_{{x_n} \to – {4^ + }} {x_n} = \sqrt {\mathop {\lim }\limits_{{x_n} \to – {4^ + }} \left( {{x_n} + 4} \right)} + \left( { – 4} \right)\\ = \sqrt {\mathop {\lim }\limits_{{x_n} \to – {4^ + }} {x_n} + 4} – 4 = \sqrt { – 4 + 4} – 4 = – 4\end{array}$
Vậy $\mathop {\lim }\limits_{x \to – {4^ + }} \left( {\sqrt {x + 4} + x} \right) = – 4$
Cho hàm số $f\left( x \right) = \frac{1}{x}\,\,\left( {x \ne 0} \right)$ có đồ thị như ở Hình 7. Quan sát đồ thị đó và cho biết:
a) Khi biến x dần tới dương vô cực thì $f\left( x \right)$ dần tới giá trị nào.
b) Khi biến x dần tới âm vô cực thì $f\left( x \right)$ dần tới giá trị nào.
Lời giải:
a) Khi biến x dần tới dương vô cực thì $f\left( x \right)$ dần tới 0.
b) Khi biến x dần tới âm vô cực thì $f\left( x \right)$ dần tới 0.
Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{3x + 2}}{{4x – 5}}.$
Lời giải:
$\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{3x + 2}}{{4x – 5}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{x\left( {3 + \frac{2}{x}} \right)}}{{x\left( {4 – \frac{5}{x}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \frac{{3 + \frac{2}{x}}}{{4 – \frac{5}{x}}} = \frac{{3 + 0}}{{4 – 0}} = \frac{3}{4}$
Cho hàm số $f\left( x \right) = \frac{1}{{x – 1}}\,\,\left( {x \ne 1} \right)$ có đồ thị như ở Hình 8. Quan sát đồ thị đó và cho biết:
a) Khi biến x dần tới 1 về bên phải thì $f\left( x \right)$ dần tới đâu.
b) Khi biến x dần tới 1 về bên trái thì $f\left( x \right)$ dần tới đâu.
Lời giải:
a) Khi biến x dần tới 1 về bên phải thì $f\left( x \right)$ dần dương vô cực.
b) Khi biến x dần tới 1 về bên trái thì $f\left( x \right)$ dần âm vô cực.
Tính: $\mathop {\lim }\limits_{x \to – {2^ – }} \frac{1}{{x + 2}}.$
Cho hàm số $f\left( x \right) = x$ có đồ thị như ở Hình 9. Quan sát đồ thị đó và cho biết:
a) Khi biến x dần tới dương vô cực thì $f\left( x \right)$ dần tới đâu.
b) Khi biến x dần tới âm vô cực thì $f\left( x \right)$ dần đâu.
Lời giải:
a) Khi biến x dần tới dương vô cực thì $f\left( x \right)$ dần tới dương vô cực.
b) Khi biến x dần tới âm vô cực thì $f\left( x \right)$ dần âm vô cực.
Tính: $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } {x^4}.$
Lời giải:
$\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } {x^4} = + \infty $
Sử dụng định nghĩa, tìm các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow -3} x^{2}$;
b) $\lim_{x\rightarrow 5} \frac{x^{2}-25}{x-5}$.
Bài giải:
a) $\lim_{x\rightarrow -3} x^{2}=(-3)^{2}=9$
b) Giả sử ($x_{n}$) là dãy số bất kì, thỏa mãn $x_{n}\neq 5$ và $\lim x_{n}=5$, ta có:
$\lim f(x_{n})=\lim\frac{x_{n}^{2}-25}{x_{n}-5}=\lim\frac{(x_{n}-5)(x_{n}+5)}{x_{n}-5}=\lim(x_{n}+5)=5+5=10$
Do đó: $\lim_{x\rightarrow 5} \frac{x^{2}-25}{x-5}=10$.
Biết rằng hàm số $f(x)$ thỏa mãn $\lim_{x\rightarrow 2^{-}} f(x)=3$ và $\lim_{x\rightarrow 2^{+}} f(x)=5$. Trong trường hợp này có tồn tại giới hạn $\lim_{x\rightarrow 2} f(x)$ hay không? Giải thích.
Bài giải:
Ta có: $\lim_{x\rightarrow 2^{-}} f(x)\neq \lim_{x\rightarrow 2^{+}} f(x)$
Vậy không tồn tại giới hạn $\lim_{x\rightarrow 2} f(x)$.
Tính các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow 2} (x^{2}-4x+3)$;
b) $\lim_{x\rightarrow 3} \frac{x^{2}-5x+6}{x-3}$;
c) $\lim_{x\rightarrow 1} \frac{\sqrt{x}-1}{x-1}$.
Bài giải:
a) $\lim_{x\rightarrow 2} (x^{2}-4x+3)=2^{2}-4.2+3=-1$;
b) $\lim_{x\rightarrow 3} \frac{x^{2}-5x+6}{x-3}=\lim_{x\rightarrow 3} \frac{(x-3)(x-2)}{x-3}=\lim_{x\rightarrow 3} (x-2)=1$;
c) $\lim_{x\rightarrow 1} \frac{\sqrt{x}-1}{x-1}=\lim_{x\rightarrow 1} \frac{\sqrt{x}-1}{(\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}+1)}\lim_{x\rightarrow 1} \frac{1}{\sqrt{x}+1}=\frac{1}{2}$.
Tính các giới hạn sau:
a) $\lim_{x\rightarrow +\infty} \frac{9x+1}{3x-4}$;
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{7x-11}{2x+3}$;
c) $\lim_{x\rightarrow +\infty} \frac{\sqrt{x^{2}+1}}{x}$;
d) $\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{\sqrt{x^{2}+1}}{x}$;
e) $\lim_{x\rightarrow 6^{-}} \frac{1}{x-6}$;
g) $\lim_{x\rightarrow 7^{+}} \frac{1}{x-7}$.
Bài giải:
a) $\lim_{x\rightarrow +\infty} \frac{9x+1}{3x-4}=\lim_{x\rightarrow +\infty}\frac{9+\frac{1}{x}}{3-\frac{4}{x}}=3$;
b) $\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{7x-11}{2x+3}=\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{7-\frac{11}{x}}{2+\frac{3}{x}}=\frac{7}{2}$;
c) $\lim_{x\rightarrow +\infty} \frac{\sqrt{x^{2}+1}}{x}=\lim_{x\rightarrow +\infty} \frac{x\sqrt{1+\frac{1}{x^{2}}}}{x}=1$;
d) $\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{\sqrt{x^{2}+1}}{x}=\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{x\sqrt{1+\frac{1}{x^{2}}}}{x}=1$;
e) $\lim_{x\rightarrow 6^{-}} \frac{1}{x-6}=-\infty$;
g) $\lim_{x\rightarrow 7^{+}} \frac{1}{x-7}=+\infty$.
Một công ty sản xuất máy tính đã xác định được rằng, trung bình một nhân viên có thể lắp ráp được $N(t)=\frac{50t}{t+4} \left ( t\geq 0 \right )$ bộ phận mỗi ngày sau $t$ ngày đào tạo. Tính $\lim_{t\rightarrow +\infty}N(t)$ và cho biết ý nghĩa của kết quả.
Bài giải:
$\lim_{t\rightarrow +\infty}N(t)=\lim_{t\rightarrow +\infty}\frac{50t}{t+4}=\lim_{t\rightarrow +\infty}\frac{50}{1+\frac{4}{t}}=50$
Vậy khi số ngày đào tạo càng nhiều thì số bộ phận mà trung bình một nhân viên có thể lắp ráp được tiến dần đến 50.
Chi phí (đơn vị: nghìn đồng) để sản xuất $x$ sản phẩm của một công ty được xác định bởi hàm số: $C(x) = 50 000 + 105x$.
a) Tính chi phí trung bình $\overline{\rm C}(x)$ để sản xuất một sản phẩm.
b) Tính $\lim_{x\rightarrow +\infty}\overline{\rm C}(x)$ và cho biết ý nghĩa của kết quả.
Bài giải:
a) $\overline{\rm C}(x)=\frac{C(x)}{x}=\frac{50000+105x}{x}$
b) Ta có: $\lim_{x\rightarrow +\infty}\overline{\rm C}(x)=\lim_{x\rightarrow +\infty}\frac{50000+105x}{x}=105$
Vậy khi số sản phẩm càng lớn thì chi phí trung bình để sản xuất một sản phẩm tiến dần đến 105 (nghìn đồng).