Chương 1: Phương trình và hệ phương trình
Chương 2: Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Chương 3: Căn thức
Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Chương 5: Đường tròn

Bài tập cuối chương 3 Toán lớp 9 tập 1

Bài tập cuối chương 3 Toán lớp 9 tập 1

Giải Bài tập cuối chương 3 Toán lớp 9 tập 1 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.

Bài 1 trang 57 Toán 9 Tập 1

Biểu thức nào dưới đây có giá trị khác với các biểu thức còn lại?

A. \({\left( { – \sqrt 5 } \right)^2}\)

B. \(\sqrt {{5^2}}\)

C. \(\sqrt {{{\left( { – 5} \right)}^2}}\)

D. \(- {\left( {\sqrt 5 } \right)^2}\)

Lời giải

Ta có \({\left( { – \sqrt 5 } \right)^2} = \sqrt {{5^2}} = \sqrt {{{\left( { – 5} \right)}^2}}\)

Vậy chọn đáp án D

Bài 2 trang 57 Toán 9 Tập 1

Có bao nhiêu số tự nhiên x để \(\sqrt {16 – x}\) là số nguyên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

ĐKXĐ: \(16 – x \ge 0\) hay \(x \le 16.\)

Vì x là số tự nhiên nên \(0 \le x \le 16.\)

Do đó \(0 \le 16 – x \le 16.\)

Suy ra 16 – x có thể bằng: 0; 1; 4; 9; 16

Khi đó x lần lượt là: 16; 15; 12; 7; 0 (TM)

Suy ra \(\sqrt {16 – x}\)bằng: 0; 1; 2; 3; 4.

Vậy có 5 số x thỏa mãn.

Vậy chọn đáp án D.

Bài 3 trang 57 Toán 9 Tập 1

Giá trị của biểu thức \(\sqrt {16} + \sqrt[3]{{ – 64}}\) bằng

A. 0

B. -2

C. 4

D. 5

Lời giải

\(\sqrt {16} + \sqrt[3]{{ – 64}} = \sqrt {{4^2}} + \sqrt[3]{{{{( – 4)}^3}}} = 4 – 4 = 0\)

Vậy chọn đáp án A.

Bài 4 trang 57 Toán 9 Tập 1

Đẳng thức nào sau đây không đúng?

A. \(\sqrt {16} + \sqrt {144} = 16\)

B. \(\sqrt {0,64} .\sqrt 9 = 2,4\)

C. \(\sqrt {{{( – 18)}^2}} :\sqrt {{6^2}} = 3\)

D. \(\sqrt {{{( – 3)}^2}} – \sqrt {{7^2}} = – 10\)

Lời giải

A. (Đúng)

B. (Đúng)

C. (Đúng)

D. (Sai)

Vậy chọn đáp án D.

Bài 5 trang 57 Toán 9 Tập 1

Biết rằng \({\left( {2,6} \right)^2} = 6,76\), giá trị của biểu thức \(\sqrt {0,0676}\) bằng

A. 0,0026

B. 0,026

C. 0,26

D. 2,6

Lời giải

Ta có: \(\sqrt {6,76} = 2,6\) suy ra\(\sqrt {0,0676} = \sqrt {{{\left( {0,26} \right)}^2}} = 0,26\)

Vậy chọn đáp án C.

Bài 6 trang 57 Toán 9 Tập 1

Rút gọn biểu thức \(\sqrt {9a} – \sqrt {16a} + \sqrt {64a}\) với \(a \ge 0\), ta có kết quả

A. \(15\sqrt a\)

B. 15a

C. \(7\sqrt a\)

D. 7a

Lời giải

\(\sqrt {9a} – \sqrt {16a} + \sqrt {64a} = 3\sqrt a – 4\sqrt a + 8\sqrt a = 7\sqrt a\)

Vậy chọn đáp án C.

Bài 7 trang 57 Toán 9 Tập 1

Cho \(a = 2\sqrt 3 + \sqrt 2 , b = 3\sqrt 2 – 2\sqrt 3\) . Rút gọn biểu thức \(\sqrt 3 a – \sqrt 2 b\), ta có kết quả

A. \(3\sqrt 6\)

B. \(- \sqrt 6\)

C.\(6\sqrt 3\)

D. \(12 – \sqrt 6\)

Lời giải

Thay \(a = 2\sqrt 3 + \sqrt 2 , b = 3\sqrt 2 – 2\sqrt 3\) vào \(\sqrt 3 a – \sqrt 2 b\) ta được:

\(\begin{array}{l}\sqrt 3 (2\sqrt 3 + \sqrt 2 ) – \sqrt 2 (3\sqrt 2 – 2\sqrt 3 )\\ = 2.3 + \sqrt {3.2} – 2.3 + 2.\sqrt {2.3} \\ = 6 + \sqrt 6 – 6 + 2\sqrt 6 \\ = 3\sqrt 6 \end{array}\)

Vậy chọn đáp án A.

Bài 8 trang 57 Toán 9 Tập 1

Trục căn thức ở mẫu biểu thức\(\frac{{\sqrt 6 – \sqrt 3 }}{{\sqrt 3 a}}\) với a > 0, ta có kết quả

A. \(\frac{{\sqrt 2 – 1}}{{\sqrt a }}\)

B.\(\frac{{\left( {\sqrt 6 – \sqrt 3 } \right)\sqrt a }}{{3a}}\)

C. \(\frac{{\left( {\sqrt 2 – 1} \right)\sqrt a }}{a}\)

D. \(\sqrt {2a} – \sqrt a\)

Lời giải

\(\frac{{\sqrt 6 – \sqrt 3 }}{{\sqrt {3a} }} = \frac{{\left( {\sqrt 6 – \sqrt 3 } \right).\sqrt {3a} }}{{{{\left( {\sqrt {3a} } \right)}^2}}} = \frac{{\sqrt {18a} – \sqrt {9a} }}{{3a}}\)

\(= \frac{{3\sqrt {2a} – 3\sqrt a }}{{3a}} = \frac{{3\sqrt a (\sqrt 2 – 1)}}{{3a}} = \frac{{\left( {\sqrt 2 – 1} \right)}}{{\sqrt a }}\)

Vậy chọn đáp án A.