Chương I: Năng lượng cơ học
Chương II: Ánh sáng
Chương III: Điện
Chương IV: Điện từ
Chương V: Năng lượng với cuộc sống
Chương VI: Kim loại - Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Chương VII: Giới thiệu và chất hữu cơ - Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Chương VIII. Ethylic Alcohol và Acetic Acid
Chương IX: Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer
Chương X: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
Chương XI: Di truyền học Mendel - Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể
Chương XIII: Di truyền học với con người và đời sống
Chương XIV: Tiến hóa

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 2: Động năng thế năng

Bài 2: Động năng thế năng

Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 2 sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập KHTN 9 Kết nối tri thức. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 2 trang 8

2.1 Bài tập KHTN 9 trang 8

Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Khối lượng và tốc độ của vật.

B. Khối lượng và độ cao của vật.

C. Tốc độ và hình dạng của vật.

D. Độ cao và hình dạng của vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng

Hướng dẫn chi tiết:

Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và tốc độ của vật.

Đáp án: A

2.2 Bài tập KHTN 9 trang 8

Nếu khối lượng của một vật tăng gấp đôi nhưng tốc độ giữ nguyên thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng gấp đôi.

B. Không thay đổi.

C. Giảm đi một nửa.

D. Tăng gấp bốn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng

Hướng dẫn chi tiết:

Đáp án: A

2.3 Bài tập KHTN 9 trang 8

Đơn vị đo của thế năng trọng trường là gì?

A. Niuton (N).

B. Jun (J).

C. Kilôgam (kg).

D. Mét trên giây bình phương (m/s2).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thế năng trọng trường

Hướng dẫn chi tiết:

Đơn vị đo của thế năng trọng trường là Jun (J)

Đáp án: B

2.4 Bài tập KHTN 9 trang 8

Một vật có khối lượng 3 kg ở độ cao 4 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, hỏi thế năng trọng trường của vật là bao nhiêu?

A. 120 J.

B. 30 J.

C. 60 J.

D. 12 J.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thế năng trọng trường

Hướng dẫn chi tiết:

Wt = mgh = 3.10.4 = 120 (J)

Đáp án: A

2.5 Bài tập KHTN 9 trang 8

Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang chuyển động với tốc độ 2 m/s. Động năng của quả bóng là bao nhiêu?

A. 10 J.

B. 2 J.

C. 4 J.

D. 1 J.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng

Hướng dẫn chi tiết:

Đáp án: D

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 2 trang 9

2.6 Bài tập khoa học tự nhiên 9 trang 9

Nếu tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng gấp ba lần.

B. Tăng gấp chín lần.

C. Không thay đổi.

D. Giảm đi một nửa.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng

Hướng dẫn chi tiết:

Đáp án: B

2.7 Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 2 trang 9

Nếu một vật có động năng là 20 J và khối lượng là 10 kg thì tốc độ của vật là bao nhiêu?

A. 2 m/s.

B. 4 m/s.

C. 20 m/s.

D. 10 m/s.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng

Hướng dẫn chi tiết:

Đáp án : a

2.8 Bài tập khoa học tự nhiên 9 trang 9

Một máy bay có khối lượng 200 tấn đang bay với tốc độ ổn định 720 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính động năng và thế năng trọng trường của máy bay.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng và thế năng

Hướng dẫn chi tiết:

Đổi 200 tấn = 200000 kg

720 km/h = 200 m/s

10 km = 10000 m

Ta có: $W_d$=$\frac{1}{2}mv^2$ = $4.10^{9}$ (J)

Wt = Ph = 10m.h = 2.1010 (J)

2.9 Bài tập khoa học tự nhiên 9 trang 9

Một viên đạn có khối lượng 10 g được bắn ra từ nòng súng theo phương nằm ngang với tốc độ ban đầu 500 m/s. Hãy tính lượng năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng khi viên đạn xuyên qua một tấm gỗ và dừng lại, giả sử rằng toàn bộ động năng của đạn chuyển hóa thành nhiệt năng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về động năng

Hướng dẫn chi tiết:

Q= $W_d$=$\frac{1}{2}mv^2$= $\frac{1}{2}$.0,01.$500^{2}$ = 1250 (J)

2.10 Bài tập khoa học tự nhiên 9 trang 9

Một cửa hàng sách cần chuyển một lô sách từ tầng 1 lên tầng 5. Mỗi hộp sách có trọng lượng là 15 N và cửa hàng sử dụng một thang máy nhỏ để chuyển. Mỗi chuyến thang máy chỉ có thể chứa 10 hộp sách và mất 20 giây cho mỗi chuyến, với độ cao tổng cộng từ tầng 1 đến tầng 5 là 16 m.

a) Một hộp sách được đặt trên sàn thang máy khi nó ở tầng 1, hỏi thế năng trọng trường của hộp sách thay đổi như thế nào khi thang máy đi lên tầng 5?

A. Thế năng giảm đi.

B. Thế năng tăng lên.

C. Thế năng không thay đổi.

D. Không đủ thông tin để xác định.

b) Tính thế năng trọng trường mà toàn bộ số hộp sách trong một lần chuyển sẽ có khi chúng được chuyển lên tầng 5.

c) Nếu cửa hàng mất tổng cộng 1 giờ để chuyển toàn bộ lô sách lên tầng 5, hãy ước lượng số hộp sách được chuyển. Giả sử không có thời gian nghỉ giữa các chuyến và thời gian để đưa sách vào, đưa sách ra khỏi thang máy là không đáng kể.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về thế năng trọng trường

Hướng dẫn chi tiết:

a) B. Khi thang máy đi lên tầng 5 thì h tăng nên thế năng trọng trường tăng

b) Wt = Ph = 10.15.16 = 2400 (J)

c) 1 giờ = 3600 giây

Số hộp sách được chuyển là: (3600 : 20) . 10 = 1800 (hộp)