Chương I: Năng lượng cơ học
Chương II: Ánh sáng
Chương III: Điện
Chương IV: Điện từ
Chương V: Năng lượng với cuộc sống
Chương VI: Kim loại - Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Chương VII: Giới thiệu và chất hữu cơ - Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Chương VIII. Ethylic Alcohol và Acetic Acid
Chương IX: Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer
Chương X: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
Chương XI: Di truyền học Mendel - Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể
Chương XIII: Di truyền học với con người và đời sống
Chương XIV: Tiến hóa

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ

Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 22 sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập KHTN 9 Kết nối tri thức. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 22 trang 67

Bài 22.1 trang 67 Bài tập KHTN 9

 Trong số các chất sau, chất nào là chất hữu cơ?

A. CO.

B. HCN.

C. (NH2)2CO.

D. Na2CO3.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: C

Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ carbon monoxide, carbon dioxide, các muối carbonate, …

⇒ (NH2)2CO là hợp chất hữu cơ.

Bài 22.2 trang 67 Bài tập KHTN 9 

Cho các hợp chất sau: CH4, CO2, H2CO3, HCOOH, C12H22O11, (NH4)2CO3, CH3OH. Hãy sắp xếp chúng thành hai nhóm: chất vô cơ và chất hữu cơ.

Hướng dẫn:

Chất vô cơ: CO2, H2CO3, (NH4)2CO3.

Chất hữu cơ: CH4, HCOOH, C12H22O11, CH3OH.

Bài 22.3 trang 67 Bài tập KHTN 9 

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Các chất có trong tự nhiên đều là hợp chất hữu cơ.

B. Các chất hữu cơ có cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể sống.

C. Các chất có trong cơ thể sống đều là chất hữu cơ.

D. Các hợp chất của nguyên tố carbon đều là chất hữu cơ.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: B

Các chất hữu cơ có cả ở bên trong và bên ngoài cơ thể sống.

Ví dụ:

Bên ngoài cơ thể sống: Khí methane (CH4), cồn (C2H5OH), …

Bên trong cơ thể sống: Protein, chất béo, …

Bài 22.4 trang 67 Bài tập KHTN 9

 Trong phân tử  Bài 22.4 trang 67 Sách bài tập KHTN 9  có mấy liên kết đơn?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: D

Trong phân tử có 4 liên kết đơn gồm 1 liên kết đơn C – H, 3 liên kết đơn C – Cl.

Bài 22.5 trang 67 Bài tập KHTN 9 

Một bạn học sinh nhận xét về khí methane như sau:

a) Methane là hợp chất hữu cơ.

b) Methane là dẫn xuất của hydrocarbon.

c) Methane có 4 liên kết đơn trong phân tử.

d) Methane có một CTCT duy nhất.

Trong các câu nhận xét trên, số câu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: C

Các phát biểu đúng gồm: a, c, d.

b) sai vì methane là hydrocarbon (vì trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tố là carbon và hydrogen) chứ không phải dẫn xuất của hydrocarbon.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 22 trang 68

Bài 22.6 trang 68 Bài tập KHTN 9

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Hợp chất hữu cơ có thể được chia thành hai loại là hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.

b) Hydrocarbon chỉ chứa nguyên tố C, H.

c) Dẫn xuất của hydrocarbon chỉ chứa các nguyên tố như C, O, S, N.

Hướng dẫn:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Sai. Dẫn xuất của hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà trong thành phần phân tử, ngoài nguyên tố carbon còn có nguyên tố khác như oxygen, nitrogen, chlorine,… và thường có hydrogen

Bài 22.7 trang 68 Bài tập KHTN 9

 Trong các cặp công thức cấu tạo (CTCT) sau đây, cặp nào là hai CTCT giống nhau, cặp nào là hai CTCT khác nhau, biểu diễn hai chất khác nhau?

Trong các cặp công thức cấu tạo (CTCT) sau đây, cặp nào là hai CTCT giống nhau, cặp nào là hai CTCT khác nhau

Hướng dẫn:

– Các cặp công thức cấu tạo biểu diễn một chất là: (1), (2), (4) và (5).

– Cặp CTCT (3) biểu diễn 2 chất khác nhau.

Bài 22.8 trang 68 Bài tập KHTN 9 

Các CTCT nào sau đây có cùng công thức phân tử (CTPT)?

Các CTCT nào sau đây có cùng công thức phân tử (CTPT) trang 68 Sách bài tập KHTN 9

Hướng dẫn:

Các chất (1), (3), (4) có cùng CTPT là C4H10O.

Các chất (2) và (5) có cùng CTPT là C4H10.

Bài 22.9 trang 68 Bài tập KHTN 9

 Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Mỗi một CTPT có thể biểu diễn cho nhiều chất hữu cơ.

b) Mỗi một chất hữu cơ có thể có nhiều CTPT.

c) Mỗi một chất hữu cơ có thể có nhiều CTCT.

Hướng dẫn:

a) Đúng. Ví dụ: C2H6O là CTPT của CH3 – CH2 – OH (ethanol) hoặc CH3 – O – CH3 (dimethyl ether).

b) Sai. Một chất hữu cơ chỉ có 1 CTPT.

c) Sai. Một hợp chất hữu cơ chỉ có 1 CTCT. Chú ý: Một CTPT có thể có nhiều CTCT thỏa mãn.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 22 trang 69

Bài 22.10 trang 69 Bài tập KHTN 9

 Đốt cháy một loại hợp chất hữu cơ bằng oxygen, sản phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O. Thành phần của hợp chất hữu cơ trên có thể gồm những nguyên tố nào?

Hướng dẫn:

Đốt cháy một loại hợp chất hữu cơ bằng oxygen, sản phẩm thu được chỉ có CO2 và H2O.

→ Hợp chất hữu cơ đó chắc chắn có carbon (C), hydrogen (H) ngoài ra có thể có hoặc không có oxygen (O).