Chương I: Năng lượng cơ học
Chương II: Ánh sáng
Chương III: Điện
Chương IV: Điện từ
Chương V: Năng lượng với cuộc sống
Chương VI: Kim loại - Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Chương VII: Giới thiệu và chất hữu cơ - Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Chương VIII. Ethylic Alcohol và Acetic Acid
Chương IX: Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer
Chương X: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
Chương XI: Di truyền học Mendel - Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể
Chương XIII: Di truyền học với con người và đời sống
Chương XIV: Tiến hóa

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Khái quát về di truyền học

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 Bài 36: Khái quát về di truyền học

Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 36 sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập KHTN 9 Kết nối tri thức. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 36 trang 97

Bài 36.1 trang 97 Bài tập Khoa học tự nhiên 9

 Di truyền học là gì? Vì sao nói gene là trung tâm của di truyền học?

Hướng dẫn:

– Di truyền học là khoa học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật.

– Di truyền học nghiên cứu về di truyền và biến dị ở sinh vật, trong khi đó, tính di truyền và biến dị do gene quy định. Gene là cơ sở cho việc nghiên cứu về di truyền học sau này. Chính vì vậy, gene được xem là trung tâm của di truyền học.

Bài 36.2 trang 97 Bài tập Khoa học tự nhiên 9 

Vì sao nói Mendel là người đặt nền móng cho di truyền học?

Hướng dẫn:

Nói Mendel là người đặt nền móng cho di truyền học vì: Mendel là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền, đó là phương pháp phân tích các thế hệ lai. Chính nhờ phương pháp phân tích các thế hệ lai mà Mendel đã rút ra được các quy luật di truyền mà trước đó chưa nghiên cứu nào đưa ra được. Đây chính là nền móng cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu về di truyền học

Bài 36.3 trang 97 Bài tập KHTN 9 

Quan sát một thí nghiệm lai điển hình của Mendel (Hình 36.1 trong SGK), em có nhận xét gì về phương pháp phân tích các thế hệ lai của Mendel?

bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 36

Hướng dẫn:

Phương pháp nghiên cứu của Mendel có nhiều điểm độc đáo. Ông đã tạo ra các dòng thuần chủng về từng tính trạng đem lai, nên thế hệ lai không phân tính. Và đặc biệt, ông theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng, phân tích kết quả lai ở F1, F2, sau đó mới nghiên cứu đến hai hoặc nhiều tính trạng.

Bài 36.4 trang 97 Bài tập Khoa học tự nhiên 9

 Giải thích vì sao giống thuần chủng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định

Hướng dẫn:

Giống thuần chủng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ sau giống các thế hệ trước vì giống thuần chủng là các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene (đối với các cặp gene được quan tâm).

Bài 36.5 trang 97 Bài tập KHTN 9 

Các nhận định trong bảng sau đúng hay sai?

STT

Nhận định

Đúng

Sai

1

Tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện tương tự nhau của cùng một loại tính trạng.

  

2

Tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.

  

3

Nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp trong nhân tế bào, không hòa trộn vào nhau, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật.

  

4

Nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp trong nhân tế bào, hòa trộn vào nhau, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật.

  

5

Nhân tố di truyền chính là gene hay allele.

  

6

Di truyền là hiện tượng con sinh ra giống nhau, còn biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau.

  

7

Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu, còn biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ.

  

8

Kiểu gene là tổ hợp toàn bộ các gene trong tế bào của cơ thể sinh vật, còn kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật.

  

9

Kiểu gene là tổ hợp toàn bộ các gene trong tế bào của cơ thể sinh vật, còn kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng trong tế bào của cơ thể sinh vật.

  

10

Allele là các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.

  

11

Dòng thuần là các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene. Dòng thuần có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

  

Hướng dẫn:

1 – Sai, 2 – Đúng. Tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.

3 – Đúng, 4 – Sai. Nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp trong nhân tế bào, không hòa trộn vào nhau, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật.

5 – Đúng. Nhân tố di truyền chính là gene hay allele.

6 – Sai, 7 – Đúng. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu, còn biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác bố mẹ.

8 – Đúng, 9 – Sai. Kiểu gene là tổ hợp toàn bộ các gene trong tế bào của cơ thể sinh vật, còn kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật.

10 – Đúng. Allele là các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.

11 – Đúng. Dòng thuần là các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene. Dòng thuần có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 36 trang 98

Bài 36.6 trang 98 Bài tập KHTN 9 

Di truyền học khẳng định nhân tố di truyền chính là

A. DNA.

B. nhiễm sắc thể (NST).

C. gene.

D. protein.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: C

Nhân tố di truyền theo quan niệm của Mendel được di truyền học khẳng định chính là gene.

Bài 36.7 trang 98 Bài tập Khoa học tự nhiên 9 

Theo Mendel, mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật do

A. một cặp nhân tố di truyền quy định.

B. một nhân tố di truyền quy định.

C. hai nhân tố di truyền khác cặp quy định.

D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: A

Theo Mendel, mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền không pha trộn vào nhau.

Bài 36.8 trang 98 Bài tập KHTN 9 

Lựa chọn ví dụ về tính trạng tương phản trong các ví dụ dưới đây

A. Quả đỏ và quả tròn.

B. Hoa tím và hoa đơn.

C. Hoa tím và hoa trắng.

D. Thân cao và thân màu xám.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: C

Tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng → Trong các đáp án chỉ có đáp án C là tính trạng tương phản, các đáp án khác đều chứa hai trạng thái của hai tính trạng khác nhau.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 36 trang 99

Bài 36.9 trang 99 Bài tập KHTN 9

 Sắp xếp các bước dưới đây theo đúng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Mendel

(1) Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số tính trạng thuần chủng, tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng và phân tích kết quả lai ở F1, F2.

(2) Tạo ra các dòng thuần chủng về từng tính trạng đem lai.

(3) Sử dụng toán thống kê để thống kê, phân tích các số liệu thu được, đưa ra giả thuyết, giải thích kết quả.

(4) Tiếp tục tiến hành thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đưa ra, từ đó rút ra các quy luật di truyền.

A. (1), (2), (3), (4).

B. (2), (1), (3), (4).

C. (2), (1), (4), (3).

D. (1), (2), (4), (3).

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: B

Trình tự các bước trong phương pháp phân tích các thế hệ lai của Mendel:

(2) Tạo ra các dòng thuần chủng về từng tính trạng đem lai.

(1) Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số tính trạng thuần chủng, tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng và phân tích kết quả lai ở F1, F2.

(3) Sử dụng toán thống kê để thống kê, phân tích các số liệu thu được, đưa ra giả thuyết, giải thích kết quả.

(4) Tiếp tục tiến hành thí nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đưa ra, từ đó rút ra các quy luật di truyền.