Chương I: Năng lượng cơ học
Chương II: Ánh sáng
Chương III: Điện
Chương IV: Điện từ
Chương V: Năng lượng với cuộc sống
Chương VI: Kim loại - Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Chương VII: Giới thiệu và chất hữu cơ - Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Chương VIII. Ethylic Alcohol và Acetic Acid
Chương IX: Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer
Chương X: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
Chương XI: Di truyền học Mendel - Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Chương XII: Di truyền nhiễm sắc thể
Chương XIII: Di truyền học với con người và đời sống
Chương XIV: Tiến hóa

Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 41: Đột biến gene

 Bài tập khoa học tự nhiên 9 Bài 41 (Kết nối tri thức): Đột biến gene

Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 41 sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập KHTN 9 Kết nối tri thức. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 41 trang 107

Bài 41.1 trang 107 Bài tập Khoa học tự nhiên 9

 a) Đột biến điểm là gì? Có những dạng đột biến điểm nào?

b) Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến nào không làm thay đổi kích thước của gene sau đột biến, dạng nào làm thay đổi kích thước của gene sau đột biến?

Hướng dẫn:

a) – Đột biến điểm là đột biến chỉ liên quan tới một cặp nucleotide.

– Có ba dạng đột biến điểm: mất một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide, thay thể một cặp nucleotide.

b) – Dạng đột biến không làm thay đổi kích thước của gene sau đột biến: thay thế một cặp nucleotide.

– Dạng đột biến làm thay đổi kích thước của gene sau đột biến: mất một cặp và thêm một cặp nucleotide.

Bài 41.2 trang 107 Bài tập Khoa học tự nhiên 9 

Một đột biến xảy ra trên gene đã thay đổi bộ ba CTG mã hóa amino acid thành bộ ba CGG, các bộ ba khác không thay đổi. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về đột biến này?

(1) Allele đột biến không thể phiên mã tạo mRNA.

(2) Đây là dạng đột biến mất một cặp nucleotide T – A.

(3) So với allele trước đột biến, mã di truyền trên allele đột biến đã thay đổi.

(4) Ở allele đột biến, số cặp A – T đã giảm đi so với allele trước đột biến.

A. 1.

В. 2.

С. 3.

D. 4.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: B

(1) Sai. Gene đã thay đổi bộ ba CTG mã hóa amino acid thành bộ ba CGG → mRNA đã thay đổi bộ ba GAC mã hóa amino acid thành bộ ba GCC. Vì GAC mã hóa Asp, GCC mã hóa Ala nên đột biến này làm thay đổi 1 amino acid trên chuỗi polypeptide chứ không ngăn chặn quá trình phiên mã diễn ra.

(2) Sai. Đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotide trong đó cặp T – A bị thay thế thành cặp G – C.

(3) Đúng. So với allele trước đột biến, mã di truyền trên allele đột biến đã thay đổi ở một bộ ba.

(4) Đúng. Ở allele đột biến, 1 cặp T – A bị thay thế thành cặp G – C nên số cặp A – T đã giảm đi 1 so với allele trước đột biến.

Bài 41.3 trang 107 Bài tập Khoa học tự nhiên 9 

Đột biến xảy ra ở gene Hbβ+ tạo ra allele đột biến Hbβ mã hóa chuỗi polypeptide dạng tinh thể không tan là dạng đột biến nào sau đây?

A. Mất một cặp A – T.

B. Thêm một cặp G – C.

C. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.

D. Thay thế một cặp T – A bằng một cặp A – T.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: D

Ở người, allele Hbβ+ mã hoá chuỗi beta globin dạng sợi, hòa tan. Do đột biến thay thế một cặp nucleotide T – A bằng một cặp A – T làm xuất hiện allele Hbβ đột biến mã hóa chuỗi beta globin dạng tinh thể, không tan. Người mang allele Hbβ đột biến bị mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 41 trang 108

Bài 41.4 trang 108 Bài tập Khoa học tự nhiên 9 

Có các đột biến gene sau đây

(1) Thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại.

(2) Mất một cặp nucleotide.

(3) Thêm một cặp nucleotide.

(4) Thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại.

Những đột biến làm thay đổi kích thước (tổng số nucleotide) của gene sau đột biến là

A. (1) và (2).

B. (3) và (4).

C. (1) và (4).

D. (2) và (3).

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: D

Đột biến thay thế không làm thay đổi kích thước (tổng số nucleotide) của gene sau đột biến, còn đột biến mất sẽ làm giảm kích thước của gene, đột biến thêm sẽ làm tăng kích thước của gene. Do đó, (2) và (3) đúng, (1) và (4) sai.

Bài 41.5 trang 108 Bài tập Khoa học tự nhiên 9

 Ghép các thông tin trong cột A với thông tin trong cột B cho phù hợp

A

Trường hợp đột biến

 

B

Cấu trúc của allele đột biến

1. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T

 

a) Giảm kích thước của allele đột biến

2. Mất một cặp G – C

 

b) Tỉ lệ A/G không thay đổi

3. Thêm một cặp G – C

 

c) Tăng số cặp A – T trong allele đột biến

4. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp C – G

 

d) Tăng kích thước của allele đột biến

5. Thêm một cặp A – T

 

e) Tăng số cặp G – C trong allele đột biến

Hướng dẫn:

1 – c: Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T sẽ làm tăng số cặp A – T trong allele đột biến (số cặp A – T tăng lên 1, số cặp G – C giảm đi 1).

2 – a: Mất một cặp G – C sẽ làm giảm kích thước của allele đột biến (khiến allele đột biến bị giảm đi 1 cặp nucleotide).

3 – e: Thêm một cặp G – C sẽ làm tăng số cặp G – C trong allele đột biến (số cặp G – C tăng lên 1).

4 – b: Thay thế một cặp G – C bằng một cặp C – G sẽ không làm tỉ lệ A/G thay đổi (số cặp G – C và A – T đều không thay đổi).

5 – d: Thêm một cặp A – T làm tăng kích thước của allele đột biến (tăng thêm 1 cặp nucleotide).

Bài 41.6 trang 108 Bài tập KHTN 9 

Allele M gồm 60 chu kì xoắn và có 240 nucleotide loại Adenine. Allele này bị đột biến điểm tạo ra allele m có kích thước bằng kích thước của allele M và có 360 nucleotide loại Cytosine. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về dạng đột biến đã xảy ra ở allele M?

(1) Mất một cặp A – T.

(2) Thêm một cặp G – C.

(3) Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.

(4) Thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A.

(5) Thay thế một cặp C – G bằng một cặp G – C.

A. 1.

B. 2.

С. 3.

D. 4.

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: B

– Allele M bị đột biến điểm tạo ra allele m có kích thước bằng kích thước của allele M do đó đây chính là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide → (1), (2) loại.

– Xác định dạng đột biến:

+ Allele M gồm 60 chu kì xoắn → Allele M có 60 × 20 = 1200 nucleotide. Trong đó, có 240 nucleotide loại Adenine → Allele M có A = T = 240; G = C = 1200 : 2 – 240 = 360.

+ Allele m có kích thước bằng kích thước của allele M → Allele m cũng có 1200 nucleotide. Trong đó, có 360 nucleotide loại Cytosine → Allele m có G = C = 360; A = T = 1200 : 2 – 360 = 240.

→ Như vậy, allele M và m đều có số cặp A – T và G – C bằng nhau. Như vậy, dạng đột biến xuất hiện là dạng đột biến thay thế cùng loại, có thể là thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A hoặc thay thế một cặp C – G bằng một cặp G – C → (3) loại, (4), (5) đúng.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 41 trang 108

Bài 41.7 trang 109 Bài tập KHTN 9 

Những đặc điểm (tính trạng) nào sau đây ở sinh vật là do sự biến đổi cấu trúc của gene

(1) Tắc kè hoa thay đổi màu da theo môi trường.

(2) Lá của cây vạn niên thanh có nhiều vùng bị trắng do các tế bào không tổng hợp được diệp lục.

(3) Người hoạt động ngoài trời nắng da bị đen.

(4) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

A. (1) và (2).

B. (3) và (4).

C. (2) và (3).

D. (2) và (4).

Hướng dẫn:

Đáp án đúng là: D

(1), (3) là các trường hợp biến đổi tính trạng dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mà không liên quan đến cấu trúc gene.

(2), (4) là các trường hợp gene bị đột biến dẫn đến biến đổi tính trạng.

Bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 41 trang 109

Bài 41.8 trang 109 Bài tập KHTN 9

Một người làm vườn đã cắt các cành của một cây cẩm tú cầu sau đó đem giâm mỗi cành đã cắt vào một chậu (chậu A, B, C) chứa đất có độ pH khác nhau, các chế độ chăm sóc giống nhau ở cả ba chậu cây. Kết quả thu được về màu hoa ở ba cây thí nghiệm được mô tả trong bảng sau

bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 41

Các giải thích kết quả thí nghiệm thu được dưới đây đúng hay sai?

bài tập khoa học tự nhiên 9 bài 41

Hướng dẫn:

1 – Sai: Các cây cẩm tú cầu ở 3 chậu đều được phát triển từ cành cắt của một cây gốc ban đầu nên có kiểu gene giống nhau.

2 – Sai: Gene quy định màu hoa không bị đột biến, mà đây là trường hợp độ pH ảnh hưởng đến sự biểu hiện của một gene (ở các độ pH khác nhau, gene sẽ biểu hiện thành các kiểu hình màu sắc hoa khác nhau).

3 – Đúng: Các cây cẩm tú cầu này có cùng một kiểu gene quy định màu hoa nhưng kiểu hình khác nhau.

4 – Đúng: Sự biểu hiện của gene quy định màu hoa ra tính trạng ở cẩm tú cầu phụ thuộc vào độ pH của đất.

5 – Sai: Nếu cắt cành của cả ba cây trong chậu A, B, C này sau đó cùng trồng trong chậu đất có pH = 7 thì tất cả các cây sẽ có màu trắng do các cây này vừa có cùng kiểu gene vừa có cùng điều kiện môi trường (độ pH giống nhau).