Chủ đề 1: Chất
Chủ đề 2: Năng lượng
Chủ đề 3: Thực vật và động vật
Chủ đề 4: Vi khuẩn
Chủ đề 5: Con người và sức khoẻ
Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường

Giải Khoa học lớp 5 trang 51 Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

Khoa học lớp 5 trang 51 Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

Giải Khoa học lớp 5 trang 51 sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sgk khoa học lớp 5 giúp các em học sinh hiểu rõ phương pháp giải bài tập. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo

1.Giải Khoa học lớp 5 trang 51

Câu hỏi khởi động Khoa học lớp 5 trang 51

Cây đậu con ở hình 1 được mọc ra từ đâu?

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

Trả lời:

Cây đậu con ở hình 1 được mọc ra từ hạt đậu.

1. Cấu tạo của hạt

Câu hỏi khám phá Khoa học lớp 5 trang 51

 Quan sát hình 2, chỉ và nói tên các bộ phận của hạt đậu.

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

Trả lời:

– Tên các bộ phận của hạt đậu: Phôi, vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu hỏi luyện tập Khoa học lớp 5 trang 51

 Em tập làm nhà khoa học: “Tìm hiểu cấu tạo của hạt”

Chuẩn bị: Một số hạt đậu có kích thước lớn, đặt tên bông ẩm 1 ngày; kính lúp cầm tay; que tăm có đầu nhọn.

Tiến hành:

– Quan sát bên ngoài hạt

– Tách đôi theo đường rãnh trên hạt bằng que tăm có đầu nhọn.

– Quan sát kĩ các bộ phận bên trong hạt bằng kính lúp và chia sẻ với bạn bè về những điều quan sát được.

– Vẽ và chú thích tên các bộ phận của hạt.

Thảo luận:

– Em quan sát thấy gì trong hạt đậu? Chỉ và nói tên các bộ phận bên trong hạt đậu.

Trả lời:

– Tên các bộ phận bên trong của hạt đậu: Phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

– Vẽ và chú thích tên các bộ phận của hạt:

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

2. Cây con mọc lên từ hạt

2.Giải Khoa học lớp 5 trang 52

Câu hỏi khám phá Khoa học lớp 5 trang 52

 Quan sát hình, đọc thông tin, chọn ô chữ phù hợp với hình để mô tả các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt đậu.

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

Trả lời:

Ô chữ phù hợp với hình để mô tả các giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt đậu:

Hình 3a – a

Hình 3b – b

Hình 4a – d

Hình 4b – c

Hình 5a – e

Hình 5b – g

3.Giải Khoa học lớp 5 trang 53

Câu hỏi luyện tập Khoa học lớp 5 trang 53: Sắp xếp các hình sau theo đúng thứ tự về sự phát triển của cây dưa hấu mọc lên từ hạt và chia sẻ với bạn tên của từng giai đoạn.

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật

– Các giai đoạn phát triển chín của cây sắn con mọc lên từ thân của cây mẹ.

Trả lời:

– Cây con có thể mọc lên từ bộ phận của cây mẹ: Cành, mép lá, rễ, thân.

4. Giải Khoa học lớp 5 trang 54

Câu hỏi luyện tập Khoa học lớp 5 trang 54

Vẽ sơ đồ và ghi chú tên các phát triển chính của cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ một trường hợp cụ thể ở các hình từ 7 đến 10.

Trả lời:

Hình 7: Cành → Nảy chồi → Cây con → Cây trưởng thành

Hình 8: Mép lá → Nảy chồi → Cây con → Cây trưởng thành

Hình 9: Rễ củ → Nảy chồi → Cây con → Cây trưởng thành

Hình 10: Thân củ → Nảy chồi → Cây con → Cây trưởng thành.

Câu hỏi vận dụng Khoa học lớp 5 trang 54

Đố em

– Cây con trong mỗi hình từ 12 đến 19 mọc lên từ bộ phận nào của cây mẹ?

– Thảo luận với các bạn và hoàn thành bảng theo gợi ý.

Cây con mọc lên từ lá của cây mẹCây con mọc lên từ thân của cây mẹCây con mọc ra từ rễ của cây mẹ
???

Trả lời:

Cây con mọc lên từ lá của cây mẹCây con mọc lên từ thân của cây mẹCây con mọc ra từ rễ của cây mẹ
Hình 19Hình 12

Hình 15

Hình 16

Hình 17

Hình 18

Hình 13

Hình 14

4. Thực hành trồng cây bằng hạt hoặc từ một bộ phận của cây mẹ

5.Giải Khoa học lớp 5 trang 55

Câu hỏi luyện tập Khoa học lớp 5 trang 55

Chuẩn bị:

– Một số hạt đậu xanh được đặt trên bông ẩm khoảng 2 – 3 ngày; một số đoạn thân cây ( cành) rau khoai lang, rau húng quế,…

– Hai chậu trồng cây chứa đất

– Bình tưới nước.

Tiến hành:

– Cho vào một chậu đất 5 hạt đậu xanh, phủ một lớp đất mỏng. Cắm 5 đoạn thân cây khoai lang (cây húng quế,…) vào chậu đất còn lại. Chú ý cắm nghiêng và đầu ngọn của thân hướng lên trên, ấn nhẹ đất quanh thân.

– Đặt các chậu trong bóng mát. Tưới nước ẩm cho đất hàng ngày.

– Theo dõi, ghi chép kết quả vào phiếu quan sát.