Giải khoa học lớp 5 bài 4 là một công cụ học tập hữu ích, giúp học sinh khám phá thế giới khoa học một cách thú vị. Với những lời giải chi tiết, dễ hiểu, hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tập tốt
Câu hỏi mở đầu trang 17 SGK Khoa học lớp 5: Trong truyện ngụ ngôn Ê – dốp (Aesop), để uống được nước, một con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước. Theo em, con quạ có thể uống được nước không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, con quạ có thể uống được nước. Vì khi con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước sẽ làm cho nước trong bình từ từ dâng lên. Khi nước dâng lên đến miệng lọ, con quạ có thể uống được nước.
Hoạt động khám phá 1 trang 17 SGK Khoa học lớp 5
Sắp xếp các chất: muối ăn, hơi nước, nhôm, ni-tơ (nitrogen), nước uống, dầu ăn, giấm ăn, ô-xi (oxygen), thuỷ tinh (ở nhiệt độ bình thường) vào vị trí thích hợp theo bảng gợi ý dưới đây.
Trạng thái rắn | Trạng thái lỏng | Trạng thái khí |
? | ? | ? |
Trả lời:
Trạng thái rắn | Trạng thái lỏng | Trạng thái khí |
Muối ăn, nhôm, thuỷ tinh | Nước uống, dầu ăn, giấm ăn | Hơi nước, ni-tơ (nitrogen), ô-xi (oxygen) |
Hoạt động khám phá 2 trang 17
– Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và cho biết chất ở trạng thái khí có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó. – Quan sát hình 3 và nhận xét vị trí của ruột bơm tiêm cố định hay thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định. |
Trả lời:
– Từ hình 2 cho biết: chất ở trạng thái khí có hình dạng của vật chứa nó.
– Từ hình 3 cho biết:
a. Hút không khí vào bơm tiêm: Vị trí của ruột bơm tiêm thay đổi vì không khí đi vào bơm tiêm làm thay đổi vị trí của ruột bơm tiêm.
d. Bịt kín đầu bơm tiêm rồi ấn ruột bơm tiêm: Vị trí của ruột bơm tiêm cố định vì khí không thoát ra ngoài.
Kết luận: Chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian không xác định.
Hoạt động khám phá 3 trang 18
Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đổ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). Quan sát hình và cho biết: – Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó? – So sánh lượng nước trong ống đong và bình tam giác. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định. |
Trả lời:
– Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định.
– Lượng nước trong ống đong và bình tam giác bằng nhau. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định.
Hoạt động khám phá 4 trang
– Quan sát hình 5 và cho biết, viên đá có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.
– Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.
+ Nhận xét mực nước trước và sau khi thả viên đá. Giải thích.
+ So sánh lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá.
Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.