Chương 1: Năng lượng cơ học
Chương 2. Ánh sáng
Chương 3: Điện
Chương 4: Điện từ
Chương 5: Năng lượng với cuộc sống
Chương VI. Kim loại - Sự khác nhau giữa phi kim và kim loại
Chương 7. Giới thiệu và chất hữu cơ - Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
Chương 8. Ethylic Alcohol và Acetic Acid
Chương 9. Lipid - Carbohydrate - Protein - Polymer
Chương 10. Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
Chương 11. Di truyền học Mendel - Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể
Chương 13. Di truyền học với con người và đời sống
Chương 14. Tiến hóa

Khoa học tự nhiên 9 bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất – Thuyết trình một vấn đề khoa học

Khoa học tự nhiên 9 bài 1

Giải khoa học tự nhiên 9 bài 1 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách Kết nối tri thức mới. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo và đối chiếu với lời giải của mình để hoàn thành tốt bài tập.

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 6

Mở đầu trang 6 Khoa học tự nhiên 9

Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

Lời giải:

Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn cần tìm hiểu kĩ về lí thuyết, cách thực hiện, an toàn trong thí nghiệm

I. Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 7

Câu hỏi trang 7 Khoa học tự nhiên 9

Để tạo ra tia sáng, chùm sáng, có thể dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp. Em hãy đề xuất một cách làm khác

Lời giải:

Có thể sử dụng tia laze để tạo ra tia sáng, chùm sáng

Hoạt động trang 7 Khoa học tự nhiên 9

Quan sát điện kế, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo

Lời giải:

Vạch 0 nằm giữa thang đo vì nếu đảo chiều dòng điện thì giá trị sẽ ngược lại

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 8

Câu hỏi 1 trang 8 Khoa học tự nhiên 9

Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?

Lời giải:

Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng thủy tinh. Cần lưu ý cầm, nắm cẩn thận vì thủy tinh rất dễ vỡ

Câu hỏi 2 trang 8 Khoa học tự nhiên 9

Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, tại sao cần dùng lưới tản nhiệt?

Lời giải:

Khi cần đun nóng dung dịch trong cốc thủy tinh, cần dùng lưới tản nhiệt để tránh phân bổ nhiệt không đều dẫn đến bị vỡ

II. Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 9

Hoạt động trang 9 Khoa học tự nhiên 9

Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base

Lời giải:

Những hóa chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng cần được đựng trong các lọ tối màu và để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ

Câu hỏi 1 trang 9 Khoa học tự nhiên 9

Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?

Lời giải:

Cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng cần cho phép, đóng nắp khi không sử dụng

Câu hỏi 2 trang 9 Khoa học tự nhiên 9

Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?

Lời giải:

Cần đọc cẩn thận nhãn để tránh nhầm lẫn khi thực hành vì các chất có thể gây ra phản ứng mạnh.

Câu hỏi 3 trang 9 Khoa học tự nhiên 9

Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?

Lời giải:

Không tự ý nghiền, trộn hóa chất vì sẽ gây ra các phản ứng hóa học không mong muốn hoặc có thể phát nổ.

Câu hỏi 4 trang 9 Khoa học tự nhiên

Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc,…)?

Lời giải:

Cần lưu ý đeo khẩu trang, găng tay, thao tác cẩn thận, làm theo hướng dẫn của giáo viên

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 11

III. Viết và trình bày báo cáo một vấn đề khoa học

Hoạt động 1 trang 11 Khoa học tự nhiên 9

Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo các thức quy định chung với các bài báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.

Lời giải:

Bài báo cáo vấn đề khoa học có cấu trúc chặt chẽ và đầy đủ hơn: thêm tóm tắt, thảo luận, tài liệu tham khảo,…

Hoạt động 2 trang 11 Khoa học tự nhiên 9

Lựa chọn một hoạt động nghiên cứu hoặc hoạt động thực hành và viết báo cáo cho hoạt động này

Lời giải:

Khoa học tự nhiên 9 bài 1

tailieu/data/image/2024/06/03/LLgUKrz6H9kEpLWQxSimIQBVv7hLnWp2TBCr0Xu6-570x213.png

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 13

Hoạt động 1 trang 13 Khoa học tự nhiên 9

Để thực hiện thuyết trình báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hành, em hãy xây dựng bản trình chiếu trên phần mềm.

Lời giải:

HS tự chuẩn bị bản trình chiếu bằng Power Point hoặc Canva

Hoạt động 2 trang 13 Khoa học tự nhiên 9

Trình bày báo cáo với các bạn trong lớp một vấn đề khoa học mà em đã lựa chọn

Lời giải:

HS tự trình bày

Khoa học tự nhiên 9 bài 1 trang 14

Hoạt động trang 14 Khoa học tự nhiên 9

Em hãy thiết kế một báo cáo treo tường để trình bày kết quả của một nghiên cứu khoa học hoặc một bài thực hành mà em đã thực hiện trong môn Khoa học tự nhiên

Lời giải:

Khoa học tự nhiên 9 bài 1

Câu hỏi trang 14 Khoa học tự nhiên 9

Em hãy so sánh ưu, nhược điểm của hai cách thuyết trinh báo cáo: sử dụng phần mềm trình chiếu và sử dụng báo cáo treo tường

Lời giải:

– Ưu điểm: Sống động, đều nêu ra được những nội dung cần thiết

– Nhược điểm: Mất nhiều thời gian nếu muốn bài thuyết trình hay và sống động