Giải Bài 3: Tính chất của phép khai phương Toán lớp 9 tập 1 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.
Hoàn thành bảng sau vào vở:
a | − 3 | 3 | 11 | − 11 | 100 | − 100 | 0 |
\(\sqrt{a^2}\) | 3 | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
Từ đó, nhận xét gì về căn bậc hai số học của bình phương của một số?
Lời giải:
a | − 3 | 3 | 11 | − 11 | 100 | − 100 | 0 |
\(\sqrt{a^2}\) | 3 | 3 | 11 | 11 | 100 | 100 | 0 |
Nhận xét: \(\sqrt{a^2}=\left|a\right|\)
Tính:
a) \(\sqrt{\left(-0,4\right)^2}\)
b) \(-\sqrt{\left(-\frac{4}{9}\right)^2}\)
c) \(-2\sqrt{3^2}+\left(-\sqrt{6}\right)^2\)
Lời giải:
a) \(\sqrt{\left(-0,4\right)^2}\) = |− 0,4| = 0,4
b) \(-\sqrt{\left(-\frac{4}{9}\right)^2} =-\left |-\frac{4}{9} \right | =-\frac{4}{9}\)
c) \(-2\sqrt{3^2}+\left(-\sqrt{6}\right)^2\) = − 2 . 3 + 6 = 0
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\sqrt{\left(2-\sqrt{5}\right)^2}\)
b) \(\sqrt{a^2}+\sqrt{\left(-3a\right)^2}\) với a > 0
Lời giải:
a) \(\sqrt{\left(2-\sqrt{5}\right)^2}=\left|2-\sqrt{5}\right|=\sqrt{5}-2\) (vì \(2-\sqrt{5}<0\))
b) \(\sqrt{a^2}+\sqrt{\left(-3a\right)^2}\) với a > 0
= |a| + |− 3a|
= a + 3a = 4a
a) Thực hiện các phép tính cho trên bảng trong Hình 1.
b) Từ đó, có nhận xét gì về căn bậc hai của tích hai số không âm?
Lời giải:
a)
(1) \(\sqrt {4.9} = \sqrt {36} = \sqrt {{{\left( 6 \right)}^2}} = 6\)
(2) \(\sqrt 4 .\sqrt 9 = \sqrt {{2^2}} .\sqrt {{3^2}} = 2.3 = 6\)
(3) \(\sqrt {16.25} = \sqrt {400} = \sqrt {{{\left( {20} \right)}^2}} = 20\)
(4) \(\sqrt {16} .\sqrt {25} = \sqrt {{4^2}} .\sqrt {{5^2}} = 4.5 = 20\)
b) Căn bậc hai của tích hai số không âm bằng tích các căn bậc hai của hai số không âm.
Thay mỗi ? bằng các số thích hợp:
a) \(\sqrt {50} = \sqrt ? .\sqrt 2 = ?.\sqrt 2\)
b) \(\sqrt {3.{{( – 4)}^2}} = \sqrt ? .\sqrt 3 = ?.\sqrt 3\)
c) \(3\sqrt 2 = \sqrt ? .\sqrt 2 = \sqrt ?\)
d) \(- 2\sqrt 5 = – \sqrt ? .\sqrt 5 = – \sqrt ?\)
Lời giải:
a) \(\sqrt {50} = \sqrt {25} .\sqrt 2 = 5.\sqrt 2\)
b) \(\sqrt {3.{{( – 4)}^2}} = \sqrt {16} .\sqrt 3 = 4.\sqrt 3\)
c) \(3\sqrt 2 = \sqrt 9 .\sqrt 2 = \sqrt {18}\)
d) \(- 2\sqrt 5 = – \sqrt 4 .\sqrt 5 = – \sqrt 20\)
Tính
a) \(\sqrt {0,16.64}\)
b) \(\sqrt {8,{{1.10}^3}}\)
c) \(\sqrt {12.250.1,2}\)
d) \(\sqrt {28} .\sqrt 7\)
e) \(\sqrt {4,9} .\sqrt {30} .\sqrt {12}\)
Lời giải:
a) \(\sqrt {0,16.64}\) \(= \sqrt {0,16} .\sqrt {64}\) \(= 0,4.8\) \(= 3,2\)
b) \(\sqrt {8,{{1.10}^3}}\) \(= \sqrt {81} .\sqrt {{{10}^2}}\) \(= 9.10\) \(= 90\)
c) \(\sqrt {12.250.1,2}\) \(= \sqrt {12.25.10.1,2}\) \(= \sqrt {12.25.12}\) \(= \sqrt {12.25.12}\) \(= \sqrt {{{25.12}^2}}\) \(= \sqrt {25} .\sqrt {{{12}^2}}\) \(= 5.12\) \(= 60\)
d) \(\sqrt {28} .\sqrt 7\) \(= \sqrt {28.7}\) \(= \sqrt {4.7.7}\) \(= \sqrt {4} .\sqrt {{{7}^2}}\) \(= 2.7\) \(= 14\)
e) \(\sqrt {4,9} .\sqrt {30} .\sqrt {12}\) \(= \sqrt {4,9.30.12}\) \(= \sqrt {49.3.12}\) \(= \sqrt {49.36}\) \(= \sqrt {49} .\sqrt {36}\) \(= 7.6\) \(= 42\)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\sqrt {500}\)
b) \(\sqrt {5a} .\sqrt {20a}\) với a \(\ge\)0
c) \(\sqrt {18.{{\left( {2 – a} \right)}^2}}\) với a > 2
Lời giải:
a) \(\sqrt {500} = \sqrt {5.100} = \sqrt 5 .\sqrt {100} = 10\sqrt 5\)
b) \(\sqrt {5a} .\sqrt {20a} = \sqrt {5a.20a} = \sqrt {100{a^2}} = \sqrt {100} .\sqrt {{a^2}} = 10a\)
c) \(\sqrt {18.{{\left( {2 – a} \right)}^2}} = \sqrt {9.2.{{\left( {2 – a} \right)}^2}}\)\(= \sqrt 9 .\sqrt 2 .\sqrt {{{\left( {2 – a} \right)}^2}}\)\(= 3\sqrt 2 .\left| {2 – a} \right| = 3\sqrt 2 (a – 2)\)
Đưa thừa số vào trong dấu căn bậc hai:
a) \(5.\sqrt 2\)
b) \(- 10\sqrt 7\)
c) \(2a\sqrt {\frac{3}{{10a}}}\) với a > 0
Lời giải:
a) \(5.\sqrt 2 = \sqrt {{5^2}.2} = \sqrt {50}\)
b) \(- 10\sqrt 7 = – \sqrt {{{10}^2}.7} = – \sqrt {700}\)
c) \(\sqrt {{{\left( {2a} \right)}^2}.\frac{3}{{10a}}} = \sqrt {\frac{{12{a^2}}}{{10a}}} = \sqrt {\frac{{6a}}{5}}\).
Tính diện tích của hình chữ nhật và hình vuông trong hoạt động khởi động. Biết mỗi ô vuông nhỏ có độ dài cạnh là 1. Diện tích của hai hình đó bằng nhau không?
Lời giải:
Độ dài chiều dài hình chữ nhật là: \(\sqrt {{4^2} + {2^2}} = 2\sqrt 5\)
Độ dài chiều rộng hình chữ nhật là: \(\sqrt {{2^2} + {1^2}} = \sqrt 5\)
Diện tích hình chữ nhật là: \(2\sqrt 5 .\sqrt 5 = 2.5 = 10\)
Độ dài cạnh hình vuông là: \(\sqrt {{3^2} + {1^2}} = \sqrt {10}\)
Diện tích hình vuông là: \({\left( {\sqrt {10} } \right)^2} = 10\)
Vậy diện tích hai hình bằng nhau.
a) Thực hiện các phép tính có trên bảng trong Hình 2.
b) Từ đó, có nhận xét gì về căn bậc hai của thương hai số dương?
Lời giải:
a)
(1) \(\sqrt {\frac{4}{9}} = \sqrt {{{\left( {\frac{2}{3}} \right)}^2}} = \frac{2}{3}\)
(2) \(\frac{{\sqrt 4 }}{{\sqrt 9 }} = \frac{{\sqrt {{2^2}} }}{{\sqrt {{3^2}} }} = \frac{2}{3}\)
(3) \(\sqrt {\frac{{16}}{{25}}} = \sqrt {{{\left( {\frac{4}{5}} \right)}^2}} = \frac{4}{5}\)
(4) \(\frac{{\sqrt {16} }}{{\sqrt {25} }} = \frac{{\sqrt {{4^2}} }}{{\sqrt {{5^2}} }} = \frac{4}{5}\)
b) Căn bậc hai của thương hai số dương bằng thương của căn bậc hai hai số dương.
Tính
a) \(\sqrt {\frac{9}{{25}}}\)
b) \(\sqrt {1\frac{9}{{16}}}\)
c) \(\sqrt {150} :\sqrt 6\)
d) \(\sqrt {\frac{3}{5}} :\sqrt {\frac{5}{{12}}}\)
Lời giải:
a) \(\sqrt {\frac{9}{{25}}} = \frac{{\sqrt 9 }}{{\sqrt {25} }} = \frac{3}{5}\)
b) \(\sqrt {1\frac{9}{{16}}} = \sqrt {\frac{{25}}{{16}}} = \frac{{\sqrt {25} }}{{\sqrt {16} }} = \frac{5}{4}\)
c) \(\sqrt {150} :\sqrt 6 = \sqrt {\frac{{150}}{6}} = \sqrt {25} = 5\)
d) \(\sqrt {\frac{3}{5}} :\sqrt {\frac{5}{{12}}} = \sqrt {\frac{3}{5}:\frac{5}{{12}}} = \sqrt {\frac{3}{5}.\frac{{12}}{5}} = \sqrt {\frac{{36}}{{25}}} = \frac{{\sqrt {36} }}{{\sqrt {25} }} = \frac{6}{5}\)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\frac{{\sqrt {555} }}{{\sqrt {111} }}\)
b) \(\sqrt {\frac{{{a^2}}}{{4{b^4}}}}\) với \(a \ge 0;b \ne 0\)
c) \(\frac{{\sqrt {2{a^2}{{(1 – a)}^2}} }}{{\sqrt {50} }}\) với a > 1
Lời giải:
a) \(\frac{{\sqrt {555} }}{{\sqrt {111} }} = \sqrt {\frac{{555}}{{111}}} = \sqrt 5\)
b) \(\sqrt {\frac{{{a^2}}}{{4{b^4}}}} = \frac{{\sqrt {{a^2}} }}{{\sqrt {4{b^4}} }} = \frac{a}{{2{b^2}}}\)
c) \(\frac{{\sqrt {2{a^2}{{(1 – a)}^2}} }}{{\sqrt {50} }} = \sqrt {\frac{{2{a^2}{{(1 – a)}^2}}}{{50}}} = \sqrt {\frac{{{a^2}{{(1 – a)}^2}}}{{25}}} = \frac{{\sqrt {{a^2}{{(1 – a)}^2}} }}{{\sqrt {25} }} = \frac{{a(a-1)}}{5}\)
Biết rằng hình tam giác và hình chữ nhật ở Hình 3 có diện tích bằng nhau. Tính chiều rộng x của hình chữ nhật.
Lời giải:
Diện tích tam giác là: \(\frac{1}{2}.\sqrt {27} .\sqrt {32} = \frac{1}{2}.\sqrt {3.9} .\sqrt {16.2} = \frac{1}{2}.3\sqrt 3 .4\sqrt 2 = 6\sqrt 6\) cm2
Suy ra diện tích hình chữ nhật là \(6\sqrt 6\) cm2
Vậy x = \(\frac{{6\sqrt 6 }}{{\sqrt {24} }} = \frac{{6\sqrt 6 }}{{2\sqrt 6 }} = 3\)cm.
Tính
a) \(\sqrt {{{\left( { – 10} \right)}^2}}\)
b)\(\sqrt {{{\left( { – \frac{2}{7}} \right)}^2}}\)
c) \({\left( { – \sqrt 2 } \right)^2} – \sqrt {25}\)
d) \({\left( { – \sqrt {\frac{2}{3}} } \right)^2}.\sqrt {0,09}\)
Lời giải
\(a) \sqrt {{{\left( { – 10} \right)}^2}} = \left| { – 10} \right| = 10\)
\(b) \sqrt {{{\left( { – \frac{2}{7}} \right)}^2}} = \left| { – \frac{2}{7}} \right| = \frac{2}{7}\)
\(c) {\left( { – \sqrt 2 } \right)^2} – \sqrt {25} = 2 – 5 = – 3\)
\(d) {\left( { – \sqrt {\frac{2}{3}} } \right)^2}.\sqrt {0,09} = \frac{2}{3}.0,3 = 0,2\)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\sqrt {{{\left( {3 – \sqrt {10} } \right)}^2}}\)
b) \(2\sqrt {{a^2}} + 4a\) với a < 0
c) \(\sqrt {{a^2}} + \sqrt {{{\left( {3 – a} \right)}^2}}\) với 0 < a < 3
Lời giải
a)\(\sqrt {{{\left( {3 – \sqrt {10} } \right)}^2}} = \left| {3 – \sqrt {10} } \right| = \sqrt {10} – 3\)
b) \(2\sqrt {{a^2}} + 4a = 2\left| a \right| + 4a = – 2a + 4a = 2a\) với a < 0
c) \(\sqrt {{a^2}} + \sqrt {{{\left( {3 – a} \right)}^2}} = \left| a \right| + \left| {3 – a} \right| = a + 3 – a = 3\) với 0 < a < 3
Tính
a) \(\sqrt {16.0,25}\)
b) \(\sqrt {{2^4}.{{( – 7)}^2}}\)
c) \(\sqrt {0,9} .\sqrt {1000}\)
d) \(\sqrt 2 .\sqrt 5 .\sqrt {40}\)
Lời giải
\(a) \sqrt {16.0,25} = \sqrt {16} .\sqrt {0,25} = 4.0,5 = 2\)
\(b) \sqrt {{2^4}.{{( – 7)}^2}} = \sqrt {{{( – 7)}^2}} .\sqrt {{2^4}} = {7.2^2} = 28\)
\(c) \sqrt {0,9} .\sqrt {1000} = \sqrt {0,9.1000} = \sqrt {900} = \sqrt {{{30}^2}} = 30\)
\(d) \sqrt 2 .\sqrt 5 .\sqrt {40} = \sqrt {2.5.40} = \sqrt {400} = \sqrt {{{20}^2}} = 20\)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\sqrt {{8^2}.5}\)
b)\(\sqrt {81{a^2}}\)với a < 0
c) \(\sqrt {5a} .\sqrt {45a} – 3a\) với \(a \ge 0\)
Lời giải
a) \(\sqrt {{8^2}.5} = \sqrt {{8^2}} .\sqrt 5 = 8\sqrt 5\)
b)\(\sqrt {81{a^2}} = \sqrt {{{\left( {9a} \right)}^2}} = – 9a\) với a < 0
c) \(\sqrt {5a} .\sqrt {45a} – 3a = \sqrt {5.45a.a} – 3a = \sqrt {225{a^2}} – 3a = 15a – 3a = 12a\) với \(a \ge 0\)
Tính
a) \(\sqrt {\frac{{0,49}}{{81}}}\)
b) \(\sqrt {2\frac{7}{9}}\)
c) \(\sqrt {\frac{1}{{16}}.\frac{9}{{36}}}\)
d) \(\left( { – \sqrt {52} } \right):\sqrt {13}\)
Lời giải
\(a) \sqrt {\frac{{0,49}}{{81}}} = \frac{{\sqrt {0,49} }}{{\sqrt {81} }} = \frac{{0,7}}{9} = \frac{7}{{90}}\)
\(b) \sqrt {2\frac{7}{9}} = \sqrt {\frac{{25}}{9}} = \frac{{\sqrt {25} }}{{\sqrt 9 }} = \frac{5}{3}\)
\(c) \sqrt {\frac{1}{{16}}.\frac{9}{{36}}} = \sqrt {\frac{1}{{16}}} .\sqrt {\frac{9}{{36}}} = \frac{1}{4}.\frac{{\sqrt 9 }}{{\sqrt {36} }} = \frac{1}{4}.\frac{3}{6} = \frac{3}{{24}} = \frac{1}{8}\)
\(d) \left( { – \sqrt {52} } \right):\sqrt {13} = – \frac{{\sqrt {52} }}{{\sqrt {13} }} = – \sqrt {\frac{{52}}{{13}}} = – \sqrt 4 = – 2\)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(\frac{{\sqrt 5 .\sqrt 6 }}{{\sqrt {10} }}\)
b) \(\frac{{\sqrt {24{a^3}} }}{{\sqrt {6a} }}\) với a > 0
c) \(\sqrt {\frac{{3{a^2}b}}{{27}}}\) với \(a \le 0;b \ge 0\)
Lời giải
a) \(\frac{{\sqrt 5 .\sqrt 6 }}{{\sqrt {10} }} = \frac{{\sqrt {30} }}{{\sqrt {10} }} = \sqrt {\frac{{30}}{{10}}} = \sqrt 3\)
b) \(\frac{{\sqrt {24{a^3}} }}{{\sqrt {6a} }} = \sqrt {\frac{{24{a^3}}}{{6a}}} = \sqrt {4{a^2}} = 2a\) với a > 0
c) \(\sqrt {\frac{{3{a^2}b}}{{27}}} = \sqrt {\frac{{{a^2}b}}{9}} = \frac{{\sqrt {{a^2}b} }}{{\sqrt 9 }} = \frac{{ – a\sqrt b }}{3}\) với \(a \le 0;b \ge 0\)
Cho hình chữ nhật có chiều rộng a (cm), chiều dài b (cm) và diện tích S (cm2)
a) Tìm S, biết \(a = \sqrt 8 ; b = \sqrt {32} .\)
b) Tìm b, biết \(S = 3\sqrt 2 ; a = 2\sqrt 3\)
Lời giải
a) Ta có \(S = a.b = \sqrt 8 .\sqrt {32} = \sqrt {8.32} = \sqrt {256}\) = 16 cm2
b) \(b = \frac{S}{a} = \frac{{3\sqrt 2 }}{{2\sqrt 3 }} = \sqrt {\frac{{18}}{{12}}} = \sqrt {\frac{3}{2}} = \frac{{\sqrt 6 }}{2} cm\)
Từ một tấm thép hình vuông, người thợ cắt hai mảnh hình vuông có diện tích lần lượt là 24 cm2 và 40 cm2 như Hình 4. Tính diện tích phần còn lại của tấm thép.
Lời giải
Cạnh của hình vuông có diện tích 24 cm2 là: \(\sqrt {24} = \sqrt {4.6} = 2\sqrt 6 cm\)
Cạnh của hình vuông có diện tích 40 cm2 là: \(\sqrt {40} = \sqrt {4.10} = 2\sqrt {10} cm\)
Diện tích phần còn lại của tấm thép là: \(2.2\sqrt 6 .2\sqrt {10} = 8\sqrt {60}\)cm2.
Tìm chỗ sai trong phép chứng minh “voi con nặng bằng voi mẹ” sau đây:
\(\begin{array}{l}{M^2} – 2Mm + {m^2} = {m^2} – 2mM + {M^2}\\{(M – m)^2} = {(m – M)^2}\\\sqrt {{{(M – m)}^2}} = \sqrt {{{(m – M)}^2}} \\M – m = m – M\\2M = 2m\\M = m(!)\end{array}\)
Lời giải
Phép chứng minh trên sai khi đưa thừa số ra ngoài dấu căn.
Từ \(\sqrt{{{(M-m)}^{2}}}=\sqrt{{{(m-M)}^{2}}}\) ta chỉ có \(\left| M-m \right|=\left| m-M \right|\) chứ không thể có M-m=m-M được.