Giải toán lớp 10 tập 1 trang 20 bài 2 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 10 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.
Viết các tập hợp sau đây dưới dạng liệt kê các phần tử:
a) A = {x ∈ ℤ| |x| < 5};
b) B = {x ∈ ℝ| 2x2 – x – 1 = 0};
c) C = {x ∈ ℕ | x có hai chữ số}.
Lời giải
a) A = {x ∈ ℤ | |x| < 5}
Xét |x| < 5
⇔ x < 5 hoặc – x < 5
⇔ x < 5 hoặc x > – 5
Suy ra -5 < x < 5.
Mà x ∈ ℤ nên x ∈ {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.
Vậy A = {-4; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4}.
b) Xét phương trình 2x2 – x – 1 = 0
⇔ (x – 1) (2x + 1) = 0
⬄ $\left\{\begin{array}{l}\;x\;-\;1\;=\;0\;\;\\2\;x\;+\;1\;=\;0\;\end{array}\right.$
Mà 1; 1/2∈R
Vậy B = {1;1/2}
c) Các số tự nhiên có hai chữ số là 10; 11; 12; 13; 14; 15; …; 99.
Vậy C = {10; 11; 12; 13; 14; 15; …; 99}.
Viết các tập hợp sau đây dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử:
a. Tập hợp A = {1; 2; 3; 6; 9; 18};
b. Tập hợp B các nghiệm của bất phương trình 2x + 1 > 0;
c. Tập hợp C các nghiệm của phương trình 2x – y = 6.
Lời giải
a. A = {x ∈ N | x là ước của 18}
b. B = {x ∈ R | 2x + 1 > 0}
c. C = {x ∈ R , y ∈ R | 2x – y = 6}
Trong mỗi cặp tập hợp sau đây, tập hợp nào là tập con của tập còn lại? Chúng có bằng nhau không?
a) A = {x ∈ ℕ | x < 2} và B = {x ∈ ℤ | x2 – x = 0};
b) C là tập hợp các hình thoi và D là tập hợp các hình vuông;
c) E = (-1; 1] và F = (−∞;2]
Lời giải
a) các số tự nhiên thỏa mãn nhỏ hơn 2 là 0; 1.
Khi đó A = {0; 1}.
Xét phương trình x2 – x = 0
$\left\{\begin{array}{l}x=0\\x=1\end{array}\right.$
Khi đó B = {0; 1}.
Suy ra các phần tử của tập hợp A thuộc tập hợp B nên A ⊂ B . Mặt khác các phần tử của tập hợp B cũng thuộc tập hợp A nên B ⊂ A.
Do đó A = B.
b) Ta có hình vuông là hình thoi
Suy ra D là tập con của tập C. Ta viết D ⊂ C .
Nhưng hình thoi chưa chắc là hình vuông. Suy ra tập C không là tập con của tập hợp D.
Do đó C khác D.
c) Ta có E = (-1; 1] = {x ∈ R| −1 < x ≤ 1} và F = (−∞;2] = {x ∈ R| x ≤ 2}
Suy ra các phần tử của tập hợp E thuộc tập hợp F nên E ⊂ F . Nhưng có phần tử của tập hợp F không thuộc tập hợp E chẳng hạn như -10 ∈ F mà -10 ∉ E nên F không là tập hợp con của E.
Do đó E không bằng F.
Hãy viết tất cả các tập con của tập hợp B = {0; 1; 2}.
Lời giải
Tập con không có phần tử nào: ∅ ;
Tập con có một phần tử: {0}, {1}, {2}.
Tập con có hai phần tử: {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}.
Tập con có ba phần tử: {0; 1; 2}.
Vậy tập tất cả các tập hợp con của tập hợp B là: ∅, {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}, {0; 1; 2}.
Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng viết các tập hợp sau đây:
a) {x ∈ R| − 2π < x ≤ 2π};
b) {x ∈ R∣ |x| ≤ √3};
c) {x ∈ R| x < 0};
d) {x ∈ R| 1 − 3x ≤ 0};
Lời giải
a) Nửa khoảng (−2π,2π)
b) {x ∈ R∣ |x| ≤ √3} = [−√3;√3]
c) Ta có: {x ∈ R| x < 0} = (−∞;0) x ∈ ℝ| x < 0 = −∞; 0
Vậy {x ∈ R| x < 0} = (−∞;0)
d) Xét phương trình 1 – 3x ≤ 0
⇔ – 3x ≤ -1
⇔ x ≥ 13
Vậy {x ∈ R| 1 − 3x ≤ 0}= [1/3; +∞)