Toán lớp 10 tập 2 trang 46 Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Toán lớp 10 tập 2 trang 46 Bài 21: Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Giải  toán lớp 10 tập 2 trang 46 bài 21 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách giáo khoa toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.

Toán lớp 10 tập 2 trang 46

Bài 7.13 trang 46 Toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức

Tìm tâm và tính bán kính của đường tròn: (x + 3)2 + (y – 3)2 = 36

Hướng dẫn:

Đường tròn có tâm I(-3; 3) và bán kính R = $\sqrt{36}$=6.

Bài 7.14 trang 46 Toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức

Hãy cho biết phương trình nào dưới đây là phương trình của một đường tròn và tìm tâm, bán kính của đường tròn tương ứng.

a. x+ y2 + xy + 4x – 2 = 0

b. x+ y2 – 2y – 4x + 5 = 0

c. x+ y2 + 6x – 8y + 1 = 0

Hướng dẫn:

a. x+ y2 + xy + 4x – 2 = 0 không phải là phương trình đường tròn do không đúng với dạng tổng quát của phương trình đường tròn.

b. x+ y2 – 2y – 4x + 5 = 0

Ta có: a = 1, b = 2, c = 5

Xét: a2 + b2 – c = 0

⇒ Phương trình trên không là phương trình đường tròn.

c. x+ y2 + 6x – 8y + 1 =0

Ta có: a = -3, b = 4, c = 1

Xét: a2 + b2 – c = 24 > 0.

⇒ Phương trình trên là phương trình đường tròn, có tâm I(-3; 4) và bán kính R = 24

Toán lớp 10 tập 2 trang 47

Bài 7.15 trang 47 Toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức

Viết phương trình của đường tròn (C) trong mỗi trường hợp sau:

a. Có tâm I(-2; 5) và bán kính R = 7.

b. Có tâm I(1; -2) và đi qua điểm A(-2; 2)

c. Có đường kính AB, với A(-1; -3), B(-3; 5)

d. Có tâm I(1; 3) và tiếp xúc với đường thẳng x + 2y + 3 = 0.

Hướng dẫn:

a. Phương trình đường tròn là: (x +2)2 + (y -5)2 = 49.

b. Đường tròn có bán kính R = IA = $\sqrt{(1+2)^{2}+(-2-2)^{2}}=5$

$\Rightarrow$

 Phương trình đường tròn là: (x -1)2 + (y + 2)2 = 25.c.

Đường tròn có đường kính:AB = $\sqrt{(-3+1)^{2}+(5+3)^{2}}=\sqrt{68}$

$\Rightarrow$

Đường tròn có bán kính R = $\frac{AB}{2}=\sqrt{17}$

Tâm của đường tròn là trung điểm I của đoạn thẳng AB, nên $I\left ( \frac{-1-3}{2};\frac{-3+5}{2} \right )$=(-2;1)

$\Rightarrow$

Phương trình đường tròn là: (x +2)2 + (y – 1)2 = 17.

d. Đường tròn tiếp xúc với đường thẳng (d): x + 2y + 3 = 0, nên bán kính đường tròn bằng khoảng cách từ tầm I đến đường thẳng.

Ta có:$d_{(I;d)}=\frac{|1+2.3+3|}{\sqrt{1^{2}+2^{2}}}=2\sqrt{5}$ = R.

$\Rightarrow$

Phương trình đường tròn là: (x – 1)2 + (y – 3)2 = 20.

Bài 7.16 trang 47 Toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức

Trong mặt phẳng tọa độ, cho tam giác ABC với A(6; -2), B(4; 2), C(5; -5). Viết phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác đó.

Hướng dẫn:

Gọi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có tâm I(x; y)

Do I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên I cách đều 3 đỉnh A, B, C. Hay IA = IB = IC

IA=$\sqrt{(x-6)^{2}+(y+2)^{2}}$,

IB= $\sqrt{(x-4)^{2}+(y-2)^{2}}$,

IC= $\sqrt{(x-5)^{2}+(y+5)^{2}}$

Vì IC = IA = IB, nên ta có hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}(x-6)^{2}+(y+2)^{2}=(x-4)^{2}+(y-2)^{2}\\ (x-4)^{2}+(y-2)^{2}=(x-5)^{2}+(y+5)^{2}\end{matrix}\right.\\\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}-12x+36+4y+4=-8x+16-4y+4\\ -8x+16-4y+4=-10x+25+10y+25\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=1\\ y=-2\end{matrix}\right.$

$\Rightarrow$

Đường tròn có tâm I(1; -2)

Tính IA = $\sqrt{(1-6)^{2}+(-2+2)^{2}}$ = 5

Vậy phương trình đường tròn là: (x -1)2 + (y+2)2 = 25.

Bài 7.17 trang 47 Toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức

Cho đường tròn (C): x 2 + y 2 + 2x – 4y + 4 = 0. Viết phương trình tiếp tuyến d của (C) tại điểm M(0; 2).

Hướng dẫn:

Do 02 + 22 + 2.0 – 4.2 + 4 = 0, nên M thuộc đường tròn (C).

Đường tròn (C) có tâm I(-1; 2). Tiếp tuyến của (C) tại M có vectơ pháp tuyến là

$\overrightarrow{IM}(1; 0)$ nên phương trình là:

1(x – 0) + 0.(y – 2) = 0 hay x =0.

Bài 7.18 trang 47 Toán lớp 10 tập 2 Kết nối tri thức

Chuyển động của một vật thể trong khoảng thời gian 180 phút được thể hiện trong mặt phẳng tọa độ. Theo đó, tại thời điểm t $(0\leq t\leq 180 )$ vật thể ở vị trí có tọa độ (2 + sint0; 4 + cost0).

a. Tìm vị trí ban đầu và vị trí kết thúc của vật thể.

b. Tìm quỹ đạo chuyển động của vật thể.

Hướng dẫn:

a) Tại vị trí ban đầu tức là t = 0 vật thể ở vị trí có toạ độ (2 + sin0°; 4 + cos0°) = (2; 5).

Tại vị trí kết thúc tức là t = 180 vật thể ở vị trí có toạ độ (2 + sin180°; 4 + cos180°) = (2; 3).

Vậy vị trí ban đầu có tọa độ là (2; 5) và vị trí kết thức có tọa độ (2; 3).

b) Gọi A(x; y) là một điểm thuộc quỹ đạo chuyển động của vật thể

Ta có: x = 2 + sint° ⇒ sint° = x – 2

y = 4 + cost° ⇒ cost° = y – 4

Mặt khác ta có : sin2t° + cos2t° = 1 ⇒ (x – 2)2 + (y – 4)2 = 1

Vậy quỹ đạo chuyển động của vật thể là đường tròn tâm I(2; 4) bán kính R = 1.