1: Ôn tập lớp 1. Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
2: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100

Độ dài đoạn thẳng. Độ dài đường gấp khúc

Tailieuhocthi.com xin giới thiệu lời giải bài: Độ dài đoạn thẳng. Độ dài đường gấp khúc SGK Toán 2 Cánh diều tập 1. Hi vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức.

Trang 88

Bài 1 trang 88 SGK Toán 2 Cánh diều tập 1

Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả:

Bài 1 trang 88 SGK Toán lớp 2 Tập 1 Cánh Diều

Lời giải:

Bài 1 trang 88 SGK Toán lớp 2 Tập 1 Cánh Diều

Trang 89

Bài 2 trang 89 SGK Toán 2 Cánh diều tập 1

a) Tính độ dài của đường gấp khúc ABCD trong hình sau:

Bài 2 trang 89 SGK Toán lớp 2 Tập 1 Cánh Diều

b) Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNOPQ sau:

Bài 2 trang 89

Lời giải:

a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

4 cm + 2 cm + 4 cm = 10 cm

b) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:

Toán lớp 2 sách cánh diều

Độ dài đường gấp khúc MNOPQ là:

2 cm + 4 cm + 4 cm + 7 cm = 17 cm

Bài 3 trang 89 SGK Toán 2 Cánh diều tập 1

a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.

b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7 cm.

Lời giải:

a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm:

Bài 3 trang 89

b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:

Bài 3 trang 89

Bài 4 trang 89 

Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi:

a) Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề-xi-mét?

b) Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất? Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?

Bài 4 trang 89

Lời giải:

a) Đường đi của bạn Nhím Nâu dài là:

6 dm + 2 dm + 3 dm + 2 dm + 1 dm + 4 dm = 18 dm

Đường đi của bạn Nhím Xám dài là:

9 dm + 6 dm = 15 dm

Đường đi của bạn Nhím Đen dài 14 dm.

Vậy: Bạn Nhím Nâu đi quãng đường từ A đến B dài 18 dm.

Bạn Nhím Xám đi quãng đường từ A đến B dài 15 dm.

Bạn Nhím Đen đi quãng đường từ A đến B dài 14 dm.

b) Ta có: 14 dm < 15 dm < 18 dm.

Vậy: Đường đi của bạn Nhím Đen ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím Nâu dài nhất.