Toán 4 tập 1 Chân trời sáng tạo bài 2 : Ôn tập phép cộng, phép trừ
Với hướng dẫn giải và lời giải chi tiết bài 2: Ôn tập phép cộng, phép trừ toán 4 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hi vọng sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ phương pháp giải, luyện tập kỹ năng và nắm vững kiến thức toán 4 tập 1.
Đặt tính rồi tính.
a) 23 607 + 14 685c) 59 194 – 36 052 | b) 845 + 76 928d) 48 163 – 2 749 |
Lời giải:
Đặt tính theo cột dọc sao cho các hàng thẳng cột với nhau và tiến hành thực hiện cộng các số lần lượt từ trái qua phải.
Tính nhẩm
Lời giải:
a) 72 + 20 = 70 + 2 + 20 = (70 + 20) + 2 = 90 + 2 = 92
68 – 40 = 60 + 8 – 40 = (60 – 40) + 8 = 20 + 8 = 28
350 + 30 = 300 + 50 + 30 = 300 + (50 + 30) = 300 + 80 = 380
970 – 70 = 900 + 70 – 70 = 900 + (70 – 70) = 900 + 0 = 900
b) 411 + 300 = 400 + 11 + 300 = (400 + 300) + 11 = 700 + 11 = 711
625 + 200 = 600 + 25 + 200 = (600 + 200) + 25 = 800 + 25 = 825
954 – 400 = 900 + 54 – 400 = (900 – 400) + 54 = 500 + 54 = 554
367 – 300 = 300 + 67 – 300 = (300 – 300) + 67 = 0 + 67 = 67
c) 32 + 7 + 8 = (32 + 8) + 7 = 40 + 7 = 47
54 + 7 + 3 = 54 + (7 + 3) = 54 + 10 = 64
1 + 16 + 9 = (1 + 9) + 16 = 10 + 16 = 26
96 + 40 + 4 = (96 + 4) + 40 = 100 + 40 = 140
>, <, =
a) 4 735 + 15 .?. 4 735 + 10
b) 524 – 10 .?. 525 – 10
c) 4 735 – 15 .?. 4 735 – 10
d) 7 700 + 2 000 .?. 6 700 + 3 000
Lời giải:
a) 4 735 + 15 > 4 735 + 10
Do 15 > 10 nên ta cần điền dấu “>” vào ô trống.
b) 524 – 10 < 525 – 10
Ta có: 524 – 10 = 514
525 – 10 = 515
Do 514 < 515 nên ta cần điền dấu “<” vào ô trống.
Hoặc do 524 < 525 nên ta cần điền dấu “<” vào ô trống.
c) 4 735 – 15 < 4 735 – 10
Ta có: 4 735 – 15 = 4 720
4 735 – 10 = 4 725
Do 4 720 < 4 725 nên ta cần điền dấu “<” vào ô trống.
d) 7 700 + 2 000 = 6 700 + 3 000
Ta có: 7 700 + 2 000 = 9 700
6 700 + 3 000 = 9 700
Do 9 700 = 9 700 nên ta cần điền dấu “=” bằng ô trống
Số?
a) 371 + .?. = 528
b) .?. + 714 = 6 250
c) .?. – 281 = 64
d) 925 – .?. = 135
Lời giải:
Ta điền như sau:
a) 371 + 157 = 528
Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
Số cần tìm là: 528 – 371 = 157
b) 5 536 + 714 = 6 250
Tương tự câu a, số cần tìm là: 6 250 – 714 = 5 536
c) 345 – 281 = 64
Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ
Số cần tìm là: 64 + 281 = 345
d) 925 – 790 = 135
Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Số cần tìm là: 925 – 135 = 790
Chọn ý trả lời đúng
Bốn túi đường có khối lượng lần lượt là: 1kg, 700 g, 1 kg 500 g; 1 kg 250 g.
a) Túi nặng nhất và túi nhẹ nhất có khối lượng lần lượt là:
A. 1 kg 500 g và 700 g
B. 1 kg 500 g và 1 kg
C. 1 kg và 700 g
D. 700 g và 1 kg
b) Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất:
A. 300 g
B. 550 g
C. 800 g
D. 1000 g
c) Tổng khối lượng cả bốn túi là:
A. 3 kg
B. 3 kg 700 g
C. 3 kg 750 g
D. 4 kg 450 g
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A
Đổi: 1 kg = 1 000 g
1 kg 500 g = 1 000 g + 500 g = 1 500 g
1 kg 250 g = 1 000 g + 250 g = 1 250 g
So sánh các số, ta có: 700 < 1 000 < 1 250 < 1 500
Vậy túi nặng nhất có khối lượng 1 500 g (hay 1 kg 500g) và túi nhẹ nhất có khối lượng 700 g
b) Đáp án đúng là: C
Túi nặng nhất hơn túi nhẹ nhất là:
1 500 – 700 = 800 (g)
Đáp số: 800 g
c) Đáp án đúng là: D
Tổng khối lượng của cả bốn túi là:
700 + 1 000 + 1 250 + 1 500 = 4 450 (g)
Đổi 4 450 g = 4 kg 450 g
Đáp số: 4 kg 450 g
Con Hà Mã cân nặng 2 500 kg. Con hươu cao cổ nhẹ hơn con hà mã 1 100kg. Con tê giác nặng hơn con hươu cao cổ 1 800 kg. Hỏi con tê giác cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
Lời giải:
Cân nặng của con hươu cao cổ là:
2 500 – 1 100 = 1 400 (kg)
Cân nặng của con tê giác là:
1 400 + 1 800 = 3 200 (kg)
Đáp số: 3 200 kg
Một sân bóng đá hình chữ nhật có chiều rộng 75m, chiều dài 100m. An và Tú cùng xuất phát từ A để đến C. Đường đi của An dài bằng nửa chu vi sân bóng đá. Tú đi thẳng từ A đến C nên đường đi ngắn hơn đường đi của An là 50m. Hỏi đường đi của Tú dài bao nhiêu mét?
Lời giải:
Bài giải
Đường đi của An dài số mét là:
100 + 75 = 175 (m)
Đường đi của Tú dài số mét là:
175 – 50 = 125 (m)
Đáp số: 125 m
Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Lời giải:
Bài toán: Bể A chứa 250l nước. Hỏi bể B chứa nhiều hơn bể A bao nhiêu l nước, biết cả hai bể chứa tất cả 625l nước.
Bài giải
Bể B chứa số lít nước là:
625 – 250 = 375 (l)
Bể B chứa nhiều hơn bể A số lít nước là:
375 – 250 = 125 (l)
Đáp số: 125 l nước
Tập tính tiền khi mua bán
Em có 100 000 đồng, em định mua hai hoặc ba món hàng trong các mặt hàng dưới đây. Hãy làm theo hướng dẫn sau:
– Làm tròn giá tiền mỗi món hàng em định mua đến hàng chục nghìn (các số có năm chữ số) hoặc hàng nghìn (các số có bốn chữ số)
– Tính nhẩm tổng số tiền các món hàng em chọn theo số đã làm tròn để xem đủ tiền mua không.
Lời giải:
– Em có thể chọn 3 món hàng: quả bóng đá, bộ quần áo, tất
Giá tiền quả bóng đá là 54 700 đồng. Khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn ta được: Giá tiền quả bóng đá khoảng 50 000 đồng
Giá tiền bộ quần áo là 49 000 đồng. Khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn ta được: Giá tiền bộ quần áo khoảng 50 000 đồng
Giá tiền của đôi tất là 16 500 đồng. Khi làm tròn đến chữ số hàng chục nghìn ta được: Giá tiền của đôi tất khoảng 20 000 đồng
– Tổng giá tiền 3 món hàng trên khoảng: 50 000 + 50 000 + 20 000 = 120 000 (đồng)
Vậy với 100 000 đồng em không đủ tiền để mua 3 món hàng trên.
Quan sát các hình sau:
Hình thứ bảy có bao nhiêu tam giác màu xanh?
Lời giải:
Hình thứ nhất có: 1 tam giác màu xanh
Hình thứ hai có: 3 tam giác màu xanh
Hình thứ ba có: 6 tam giác màu xanh
Hình thứ tư có: 10 tam giác màu xanh
Hình thứ năm có: 15 tam giác màu xanh
Số tam giác ở hình thứ hai = Số tam giác ở hình thứ nhất + 2
Số tam giác ở hình thứ ba = Số tam giác ở hình thứ hai + 3
Số tam giác ở hình thứ tư = Số tam giác ở hình thứ ba + 4
Số tam giác ở hình thứ năm = Số tam giác ở hình thứ tư + 5
Như vậy:
Số tam giác ở hình thứ sáu = Số tam giác ở hình thứ năm + 6
= 15 + 6 = 21 (hình)
Số tam giác ở hình thứ bảy = Số tam giác ở hình thứ sáu + 7
= 21 + 7 = 28 (hình)
Vậy hình thứ bảy có 28 hình tam giác màu xanh.
Quy tắc: Muốn cộng hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:
– Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Cộng các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, … .
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính: 48352 + 21026
Cộng theo thứ tự từ phải sang trái:
2 cộng 6 bằng 8, viết 8.
5 cộng 2 bằng 7, viết 7.
3 cộng 0 bằng 3, viết 3.
8 cộng 1 bằng 9, viết 9.
4 cộng 2 bằng 6, viết 6.
Vậy 48352 + 21026 = 69378.
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 367859 + 541728
Cộng theo thứ tự từ phải sang trái:
9 cộng 8 bằng 17, viết 7 nhớ 1.
5 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 8, viết 8
8 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9 viết 9.
6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
3 cộng 5 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9
Vậy 367859 + 541728 = 909587
Quy tắc: Muốn trừ hai số tự nhiên ta có thể làm như sau:
– Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
– Trừ các chữ số ở từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái, tức là từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,…
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính: 865279 – 450237
Trừ theo thứ tự từ phải sang trái:
9 trừ 7 bằng 2, viết 2.
7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
2 trừ 2 bằng 0 viết 0.
5 trừ 0 bằng 5, viết 5.
6 trừ 5 bằng 1, viết 1.
8 trừ 4 bằng 4, viết 4.
Vậy 865279 – 450237 = 415042.
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính: 647253 – 285749
Trừ theo thứ tự từ phải sang trái:
13 trừ 9 bằng 4 viết 4 nhớ 1
4 thêm 1 bằng 5; 5 trừ 0 bằng 0.
12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
5 thêm 1 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1, viết 1.
14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
2 thêm 1 bằng 3; 6 trừ 3 bằng 3, viết 3.
Vậy 647253 – 285749 = 361504.