Tailieuhocthi.com xin giới thiệu lời giải Bài: Bảng nhân 5 trang 12,13 SGK Toán lớp 2 Cánh diều tập 2. Hi vọng đây sẽ nguồn tài nguyên hữu ích dành cho học sinh và quý phụ huynh
Tính nhẩm:
5 × 3 5 × 6 5 × 1 5 × 9 5 × 2
5 × 7 5 × 4 5 × 5 5 × 10 5 × 8
Lời giải
5 × 3 = 15 5 × 6 = 30 5 × 1 = 5 5 × 9 = 45
5 × 2 = 10 5 × 7 = 35 5 × 4 = 20 5 × 5 = 25
5 × 10 = 50 5 × 8 = 40
Tính:
5 kg × 2 5 cm × 8 5 l × 7
5 kg × 4 5 dm × 9 5 l × 5
Lời giải
5 kg × 2 = 10 kg 5 cm × 8 = 40 cm 5 l × 7 = 35 l
5 kg × 4 = 20 kg 5 dm × 9 = 45 dm 5 l × 5 = 25 l
a) Nêu phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:
b) Kể một tình huống có sử dụng phép nhân 5 × 3 trong thực tế.
Lời giải
a)
Có 3 bể cá, mỗi bể cá có 5 con cá nghĩa là 5 được lấy 3 lần.
Ta có phép nhân: 5 × 3 = 15
Vậy em điền như sau: 5 × 3 = 15
Em quan sát hình ảnh, thấy có 4 chiếc thuyền, mỗi chiếc thuyền có 5 bạn nghĩa là 5 được lấy 4 lần. Ta có phép nhân: 5 × 4 = 20
Vậy ta có: 5 × 4 = 20
b) Tình huống sử dụng phép nhân 5 × 3 trong thực tế:
+ Nhà bạn Lan có 3 đĩa bánh, mỗi đĩa bánh có 5 cái. Để tính số bánh nhà bạn Lan, ta cần thực hiện phép nhân. Ta nói, 5 được lấy 3 lần, ta có: 5 × 3, kết quả của phép nhân này là số bánh của nhà bạn Lan.
Tương tự, các em tự tìm thêm các tình huống có sử dụng phép nhân trong thực tế.
a) Hãy đếm thêm 5:
b) Xếp các chấm tròn thích hợp với phép nhân 5 × 5; 5 × 7.
Lời giải
a) Thực hiện đếm thêm 5 như sau: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50
Em điền như sau:
b)
5 × 5 nghĩa là 5 được lấy 5 lần, em xếp như sau:
5 × 7 nghĩa là 5 được lấy 7 lần, ta xếp như sau: