Bài tập toán lớp 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

Bài tập toán lớp 6 Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

Giải bài tài tập Toán lớp 6 bài 7 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách bài tập Kết nối tri thức mới. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.

Bài tập toán lớp 6 bài 7 trang 25

Bài 1.62 trang 25 sách Bài tập toán lớp 6 Tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) 3 + 4 + 5 – 7;

b) 2. 3. 4. 5: 6

Hướng dẫn:

a) 3 + 4 + 5 – 7 = 7 + 5 – 7 = (7 – 7) + 5 = 0 + 5 = 5

b) 2. 3. 4. 5: 6 = 6. 4. 5: 6 = 4. 5. (6: 6) = 20. 1 = 20

Bài tập toán lớp 6 bài 6 trang 26

Bài 1.63 trang 26 sách Bài tập toán lớp 6 Tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) 3.103 + 2.102 + 5.10;

b) 35 – 2.1111 + 3.7.72;

c) 5.43 + 2.3 – 81.2 + 7;

Hướng dẫn:

a) 3.103 + 2.102 + 5.10

= 3. 1 000 + 2. 100 + 5. 10

= 3 000 + 200 + 50

= 3 200 + 50

= 3 250

b) 35 – 2.1111 + 3.7.72

= 35 – 2. 1 + 21. 49

= 35 – 2 + 1 029

= 33 + 1 029

= 1 062

c) 5.43 + 2.3 – 81.2 + 7

= 5. 64 + 6 – 162 + 7

= 320 + 6 – 162 + 7

= 326 – 162 + 7

= 164 + 7

= 171

Bài 1.64 trang 26 sách Bài tập toán lớp 6 Tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) [(33 – 3): 3]3+3;

b) 25 + 2.{12 + 2.[3.(5 – 2) + 1] + 1} + 1;

Hướng dẫn:

a) [(33 – 3): 3]3+3 = (30 : 3)6 = 106 = 1 000 000

b) 25 + 2.{12 + 2[3.(5 – 2) + 1] + 1} + 1

= 32 + 2 . {12 + 2 . [3 . 3 + 1] + 1} + 1

= 32 + 2 . {12 + 2 . [9 + 1] + 1} + 1

= 32 + 2 . {12 + 2 . 10 + 1} + 1

= 32 + 2 . {12 + 20 + 1} + 1

= 32 + 2 . {32 + 1} + 1

= 32 + 2 . 33 + 1

= 32 + 66 + 1

= 98 + 1

= 99.

Bài 1.65 trang 26 sách Bài tập toán lớp 6 Tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) P = 2x3 + 3x2 + 5x +1 khi x = 1;

b) P = a2 – 2ab + b2 khi a = 2; b = 1.

Hướng dẫn:

a) Thay x = 1 vào biểu thức P ta được:

P = 2x3 + 3x2 + 5x +1 = 2.13 + 3.12 + 5.1 + 1 = 2.1 + 3.1 +5.1 + 1= 2 + 3 + 5 + 1

= 5 + 5 + 1 = 10 + 1 = 11

Vậy P = 11 khi x = 1.

b) Thay a = 2; b = 1 vào biểu thức P ta được:

P = a2 – 2ab + b2 = 22 – 2.2.1 + 1= 4 – 4.1 + 1 = 4 – 4 + 1 = 0 + 1 = 1

Vậy P = 1 khi a = 2, b = 1.

Bài 1.66 trang 26 sách Bài tập toán lớp 6 Tập 1

Tìm số tự nhiên x thỏa mãn:

a) 16x + 40 = 10.32 + 5.(1 + 2 + 3);

b) 92 – 2x = 2.42 – 3.4 + 120 : 15;

Hướng dẫn:

a) Ta có: 10.32 + 5.(1 + 2 + 3) = 10. 9 + 5. (3 + 3) = 90 + 5. 6 = 90 + 30 = 120

Do đó: 16x + 40 = 120

16x = 120 – 40

16x = 80

x = 80: 16

x = 5

Vậy x = 5.

b) Ta có: 2.42 – 3.4 + 120 : 15 = 2. 16 – 12 + 8 = 32 – 12 + 8 = 20 + 8 = 28

Do đó: 92 – 2x = 28

2x = 92 – 28

2x = 64

x = 64: 2

x = 32

Vậy x = 32.

Bài 1.67 trang 26 sách Bài tập toán lớp 6 Tập 1

Lúc 6 giờ sáng. Một xe tải và một xe máy cùng xuất phát từ A đến B. Vận tốc xe tải là 50km/h; vận tốc xe máy là 30 km/h. Lúc 8 giờ sáng, một xe con cũng đi từ A đến B với vận tốc 60 km/h.

a) Giả thiết rằng có một xe máy thứ hai cũng xuất phát từ A đến B cùng một lúc với xe tải và xe máy thứ nhất nhưng đi với vận tốc 40 km/h. Hãy viết biểu thức tính quãng đường xe tải, xe máy thứ nhất và xe máy thứ hai đi được sau t giờ. Chứng tỏ rằng xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất;

b) Viết biểu thức tính quãng đường xe máy thứ hai và xe con đi được sau khi xe con xuất phát x giờ;

c) Đến mấy giờ thì xe con ở chính giữa xe máy thứ nhất và xe tải?

Hướng dẫn:

a) Sau t giờ, xe tải đi được quãng đường là:

S1 = 50t (km)

Sau t giờ, xe máy thứ nhất đi được quãng đường là:

S2 = 30t (km)

Sau t giờ, xe máy thứ hai đi được quãng đường là:

S3 = 40t (km)

Ta thấy:  Lúc 6 giờ sáng. Một xe tải và một xe máy cùng xuất phát từ A đến B. Vận tốc xe   nên xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất.

Vậy xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất.

b) Sau x giờ, xe con đi được quãng đường là:

S = 60x (km)

Mặt khác, vì xe tải và hai xe máy cùng khởi hành sớm hơn xe con 2 giờ nên khi xe con đi được x giờ thì xe máy thứ hai đi được (x + 2) giờ, quãng đường xe máy thứ hai đi được là:

S’ = 40. (x + 2) (km)

Vậy biểu thức tính quãng đường xe con sau khi đi được x giờ là 60x km; xe máy thứ hai đi được sau khi xe con xuất phát x giờ là 40(x + 2) km.

c) Vì xe máy thứ hai luôn ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất nên xe con sẽ ở chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất khi và chỉ khi xe con đuổi kịp xe máy thứ hai, tức là:

S = S’ nên 60x = 40. (x + 2)

60x = 40. x + 40. 2

60x – 40x = 80

x. (60 – 40) = 80

x. 20 = 80

x = 80: 20

x = 4 (giờ)

Xe con sẽ ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất vào lúc: 8 + 4 = 12 giờ trưa.

Vậy xe con sẽ ở vị trí chính giữa xe tải và xe máy thứ nhất vào lúc 12 giờ trưa.