Giải Khoa học lớp 5 trang 47,48,49,50 sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sgk khoa học lớp 5 giúp các em học sinh hiểu rõ phương pháp giải bài tập. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo
Hoa có chức năng gì đối với thực vật?
Trả lời:
Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
1. Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
– Chỉ và nói tên cơ quan sinh sản của cây hoa hồng và cây hoa hướng dương trong các hình dưới đây
– Nói với bạn tên gọi tên gọi chung của hai cây hoa này.
– Kể tên các cây có hoa mà em biết.
– Chỉ và nói nhị, nhuỵ của hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
Trả lời:
– Cơ quan sinh sản của cây hoa hồng:
+ Cơ quan sinh sản đực: Nhị hoa.
+ Cơ quan sinh sản cái: Nhụy hoa.
– Cơ quan sinh sản của cây hoa hướng dương:
+ Cơ quan sinh sản đực: Nhị hoa chứa phấn hoa.
+ Cơ quan sinh sản cái: Nhụy hoa chứa bầu phấn.
– Tên gọi chung của hai loài hoa này là: hoa lưỡng tính
– Một số cây có hoa mà em biết:
1. Hoa hồng
2. Hoa cúc
3. Hoa lan
4. Hoa cẩm chướng
– Nhị là cơ quan sinh dục đực, nhụy là cơ quan sinh sản cái. Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy. Hoa lưỡng tính có cả nhụy và nhị trên cùng 1 hoa.
Chỉ và nói tên từng bộ phận của hoa và các bộ phận của nhị hoa, nhuỵ hoa.
Trả lời:
Hoa: Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị/nhụy
Nhị hoa: Chỉ nhị, bao phấn chứa các hạt phấn
Nhụy hoa: Đầu nhụy, vòi nhụy, noãn, bầu nhụy
Câu hỏi luyện tập Khoa học lớp 5 trang 48: Em tập làm nhà khoa học
– Sưu tầm một số hoa, quan sát, chỉ và nói đâu là nhị, đâu là nhuỵ, các bộ phận của nhị và nhuỵ.
– Phân loại các hoa đã sưu tầm được thành hai nhóm hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
– Vẽ sơ đồ và ghi chú tên các bộ phận của một hoa mà em quan sát được.
Trả lời:
– Một số hoa: Hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu, hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa bí đao, hoa mướp …
– Phân loại:
+ Hoa đơn tính: hoa bơ, hoa dưa hấu, hoa cây bí đao, hoa mướp.
+ Hoa lưỡng tính: Hoa hồng, hoa sen, cẩm tú cầu.
– Hoa lưỡng tính:
– Hoa đơn tính:
2. Sự sinh sản của thực vật có hoa
Quan sát hình, đọc thông tin và cho biết:
– Vai trò của nhị và nhuỵ trong thụ phấn, thụ tinh.
– Sau khi thụ tinh, hợp tử, noãn và bầu nhuỵ phát triển thành bộ phận nào của cây?
Trả lời:
– Vai trò của nhị và nhuỵ trong thụ phấn, thụ tinh: quá trình hạt phấn từ nhị hoa đến đầu nhụy hoa gọi là thụ phấn. Ở đầu nhụy hạt phấn nảy mầm tạo thành ống phấn, ống phấn dài ra xuyên dọc theo vòi nhụy đưa tế bào sinh dục đực tới noãn. Hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử gọi là thụ tinh.
– Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn phát triển thành hạt, bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt.
Hỏi – đáp: Cùng bạn đặt câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa.
Trả lời:
Đặt câu hỏi:
– Thụ phấn diễn ra như thế nào?
– Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
– Làm thế nào để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
– Bộ phận nào của hoa tạo thành quả và hạt?
Đố em: Khi trồng dưa lưới, người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhuỵ của hoa cái như hình 12. Giải thích vì sao phải làm như vậy.
Trả lời:
Vì hoa của cây dưa lưới là hoa đơn tính vì vậy người ta dùng tăm bông hoặc cọ mềm lấy hạt phấn ra khỏi nhị của hoa đực và đưa vào đầu nhuỵ của hoa cái để:
+ Trong một số trường hợp, hoa dưa lưới có thể không được thụ phấn một cách hiệu quả tự nhiên. Việc thụ phấn nhân tạo giúp đảm bảo rằng một lượng đủ phấn hoa được chuyển từ hoa đực sang hoa cái, tăng khả năng thành công của quá trình thụ phấn.
+ Thụ phấn nhân tạo có thể giúp tạo ra quả dưa lưới có chất lượng tốt hơn. Khi một lượng lớn phấn hoa được chuyển đến nhuỵ của hoa cái, khả năng thụ tinh trứng phôi sẽ tăng, tạo ra quả lớn và đều hơn.