Giải khoa học lớp 5 trang 16,17,18,19 sách Cánh diều có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sgk khoa học lớp 5 giúp các em học sinh hiểu rõ phương pháp giải bài tập. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo
Nêu cách đặt cái que vào kem để tạo thành que kem như hình 1.
Trả lời:
Khi kem trong khuôn còn ở thể lỏng ta đặt que vào chính giữa khuôn rồi mang đi cấp đông. Khi kem đông ta được que kem như hình 1.
1. Một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí
Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn.
– Khi cho một viên bi sắt lần lượt vào hai cốc nước khác nhau thì thấy nước trong mỗi cốc đều tăng lên cùng một lượng so với ban đầu (hình 2a, 2b). Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm gì của chất ở trạng thái rắn?
– Nhận xét về hình dạng của viên bi sắt khi để ở bên ngoài và bên trong cốc thủy tinh (hình 2c).
Trả lời:
– Khi cho một viên bi sắt lần lượt vào hai cốc nước khác nhau thì thấy nước trong mỗi cốc đều tăng lên cùng một lượng so với ban đầu (hình 2a, 2b). Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm chất ở trạng thái rắn có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định (hay có thể tích xác định).
– Hình dạng của viên bi sắt khi để ở bên ngoài và bên trong cốc thủy tinh (hình 2c): như nhau.
Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái lỏng.
– Khi cho lượng nước ban đầu lần lượt vào các bình đong có hình dạng khác nhau đều cùng kết quả đo (hình 3). Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm gì của chất ở trạng thái lỏng?
– Nhận xét về hình dạng của nước trong các bình chứa có hình dạng khác nhau.
Trả lời:
– Khi cho lượng nước ban đầu lần lượt vào các bình đong có hình dạng khác nhau đều cùng kết quả đo (hình 3). Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và chiếm khoảng không gian xác dịnh của chất ở trạng thái lỏng (hay có thể tích xác định).
– Nhận xét về hình dạng của nước trong các bình chứa có hình dạng khác nhau: nước trong các bình chứa khác nhau có hình dạng khác nhau.
Tìm hiểu một số đặc điểm của chất ở trạng thái khí.
– Trong xi lanh có chứa khí màu vàng. Bơm hết khí màu vàng ở xi lanh sang lọ thủy tinh (hình 4). Quan sát thấy khí màu vàng chiếm đầy khoảng trống trong lọ thủy tinh. Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm gì của chất ở trạng thái khí?
– Nhận xét về hình dạng của chất khí màu vàng khi chứa trong xi lanh và trong lọ.
Trả lời:
– Trong xi lanh có chứa khí màu vàng. Bơm hết khí màu vàng ở xi lanh sang lọ thủy tinh (hình 4). Quan sát thấy khí màu vàng chiếm đầy khoảng trống trong lọ thủy tinh. Thí nghiệm này chứng minh đặc điểm chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, có hình dạng của vật chứa và luôn chiếm đầy vật chứa của chất ở trạng thái khí.
– Nhận xét về hình dạng của chất khí màu vàng khi chứa trong xi- lanh và trong lọ:
+ Khi được chứa trong xi – lanh, chất khí màu vàng có hình dạng của xi – lanh và luôn chiếm đầy xi – lanh.
+ Khi được chứa trong lọ, chất khí màu vàng có hình dạng của lọ và luôn chiếm đầy lọ.
Vậy chất khí có hình dạng của vật chứa và luôn chiếm đầy vật chứa của chất ở trạng thái khí.
Xác định đặc điểm của chất ở các trạng thái rắn, lỏng, khí theo gợi ý trong bảng dưới đây.
Trạng thái | Chất | Đặc điểm | |||
Có hình dạng xác định | Có hình dạng của vật chứa | Chiếm khoảng không gian xác định | Luôn chiếm đầy vật chứa | ||
Rắn | Sắt, đá cuội… | Có | ? | ? | ? |
Lỏng | Nước, giấm… | ? | ? | ? | ? |
Khí | Ô-xi, ni-tơ… | ? | ? | ? | ? |
Trả lời:
Trạng thái | Chất | Đặc điểm | |||
Có hình dạng xác định | Có hình dạng của vật chứa | Chiếm khoảng không gian xác định | Luôn chiếm đầy vật chứa | ||
Rắn | Sắt, đá cuội… | Có | Không | Có | Không |
Lỏng | Nước, giấm… | Không | Có | Có | Không |
Khí | Ô-xi, ni-tơ… | Không | Có | Không | Có |
trạng thái rắn, lỏng, khí.
Trả lời:
+ Các chất ở thể rắn: Cát, đường, nhôm, sắt, muối ăn, …
+ Các chất ở thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng…
+ Các chất ở thể khí: Hơi nước, khí các-bô-nic, khí ô – xi…
2. Một số ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất
Sử dụng các từ ngữ: bay hơi, nóng chảy, đông đặc để nói về sự biến đổi trạng thái của các chất trong hình 5.
Trả lời:
a) (1) Nóng chảy; (2) Đông đặc.
b) (3) Đông đặc.
c) (4) Bay hơi.
Các chất trong hình 5 biến đổi trạng thái nhờ yếu tố nào?
Trả lời:
Các chất trong hình 5 biến đổi trạng thái nhờ yếu tố: nhiệt độ.
Tìm hiểu sự biến đổi trạng thái của chất.
• Chuẩn bị:
• Tiến hành: Thực hiện làm nến như các bước trong hình 7. Quan sát và cho biết sự biến đổi trạng thái của sáp đậu nành trong quá trình làm nến.
Trả lời:
+ Cho sáp đậu nành vào bát sứ. Đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi sáp nóng chảy hết. Sáp đậu nành chuyển từ thể rắn sang thể lỏng hay sáp đậu nành nóng chảy.
+ Đổ sáp đậu nành lỏng vào cốc đã đặt dây bấc và đợi đến khi nến nguội. Sáp đậu nành chuyển từ thể lỏng sang thể rắn hay sáp đậu nành đông đặc.
Nêu sự biến đổi trạng thái của đồng từ khi các miếng đồng được cho vào lò nung, sau đó đổ vào khuôn đúc tạo thành chuông đồng.
Trả lời:
Sự biến đổi trạng thái của đồng từ khi các miếng đồng được cho vào lò nung, sau đó đổ vào khuôn đúc tạo thành chuông đồng:
Đồng từ thể rắn trong quá trình cho vào lò nung đồng nóng chảy tạo thành chất lỏng, sau đó đổ vào khuôn đúc, đợi đến khi nguội đồng đông đặc trong khuôn tạo thành chuông đồng.
Nêu một số ví dụ khác về sự biến đổi trạng thái của chất mà em biết trong tự nhiên và cuộc sống.
Trả lời:
Một số ví dụ khác về sự biến đổi trạng thái của chất mà em biết trong tự nhiên và cuộc sống:
1. Nước:
– Rắn: Băng.
– Lỏng: Nước.
– Khí: Hơi nước.
2. Sắt:
– Rắn: Thép.
– Lỏng: Sắt nóng chảy.
3. Nến:
– Rắn: Nến cố định.
– Lỏng: Nến chảy khi được đốt.
Tìm hiểu trong các bước làm kem, bước nào có sự biến đổi trạng thái của các nguyên liệu? Từ đó, cho biết em đưa ra cách đặt que vào kem để làm kem que như hình 1 là đúng hay sai. Vì sao?
Trả lời:
– Trong quá trình làm kem, bước có sự biến đổi trạng thái của các nguyên liệu là bước đông lạnh, khi hỗn hợp kem được đặt vào tủ đông lạnh để đông cứng.
– Cách đặt que em nêu là đúng vì nên đặt que kem ở lúc nó ở trạng thái lỏng và sau đó đông lại khi bỏ vào ngăn đá