Khoa học tự nhiên 9 bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất- Năng lượng hoá thạch

Khoa học tự nhiên 9 bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất- Năng lượng hoá thạch

Giải khoa học tự nhiên 9 bài 16 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách Kết nối tri thức mới. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo và đối chiếu với lời giải của mình để hoàn thành tốt bài tập.

Khoa học tự nhiên 9 bài 16 trang 75

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 75 SGK Khoa học tự nhiên

Ở lớp 7, chúng ta đã biết quang hợp ở thực vật đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá năng lượng của Mặt Trời trên Trái Đất. Vậy, năng lượng mặt trời chuyển hóa như thế nào trên Trái Đất?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 7

Lời giải chi tiết:

Năng lượng mặt trời chuyển hóa thành điện năng, nhiệt năng,…

Khoa học tự nhiên 9 bài 16 trang 76

Trả lời câu hỏi hoạt động trang 76 SGK Khoa học tự nhiên

Quan sát Hình 16.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

Khoa học tự nhiên 9 bài 16

1. Mô tả vòng năng lượng giữa các vật sống trên Trái Đất. Nêu dạng năng lượng trong mỗi giai đoạn của vòng năng lượng.

2. Chứng tỏ năng lượng được chuyển hóa trong vòng năng lượng giữa các vật sống trên Trái Đất đến từ Mặt trời.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 16.1 để trả lời

Lời giải chi tiết:

1. Vòng năng lượng giữa các vật sống là quá trình chuyển đổi năng lượng từ nguồn thực vật (thông qua quá trình quang hợp) cho đến các động vật. Ở quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành hóa năng lưu trữ trong lục lạp của chúng. Thức ăn của động vật thường là thực vật hoặc các động vật khác. Các động vật ăn thực vật để lấy năng lượng và các chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triển và vận động. Động vật lấy glucose từ quá trình phần giải thức ăn. Nhở quá trình hô hấp với sự tham gia của khí oxygen mà các phần tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) được phần giải thành khí CO, và nước, đồng thời tạo ra năng lượng ATP. Thực vật lại bắt đầu hấp thụ năng lượng mặt trời để chuyển khí CO, và nước thành phân tử đường hữu cơ.

Việc phân hủy xác các vật sống bị vùi lấp do thiên tai qua hàng triệu năm đã hình thành nguồn năng lượng hóa thạch trên Trái Đất.

2. Mặt trời cung cấp năng lượng cho sự sống trên trái đất nhưng phân bố không đồng đều. Năng lượng ánh sáng còn phụ thuộc vào thành phần tia sáng (sinh vật chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy cho quá trình quang hợp → tổng hợp chất hữu cơ)

Khoa học tự nhiên 9 bài 16 trang 77

Trả lời câu hỏi hoạt động 1 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên

Quan sát Hình 16.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng trong vòng tuần hoàn của nước.

2. Chứng tỏ năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy trên Trái Đất cũng đến từ Mặt Trời

3. Từ vòng năng lượng trên Trái Đất như mô tả trong Hình 16.1 và 16.2, hãy lấy các ví dụ chứng tỏ năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.

Phương pháp giải:

Dựa vào Hình 16.2 để trả lời

Lời giải chi tiết:

1. Trong vòng tuần hoàn của nước (Hình 16.2) cũng có sự chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng.

Các giai đoạn chủ yếu của vòng tuần hoàn nước là nước từ dạng lỏng bốc hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hơi nước ngưng tụ thành các đám mây và mưa. Thoát hơi nước ở thực vật trên cạn cũng chuyển vận một lượng hơi nước đáng kể vào bầu khí quyển. Nước ở bề mặt đất và nước ngâm có thể chảy xuống đại dương, khép kín vòng chuyển vận nước.

2. Vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước xảy ra một cách tự nhiên và không được nhìn thấy bằng mắt. Quá trình bắt đầu khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất và biển, làm nóng nước và khí quyển. Sự nóng lên này tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên Trái Đất, gây ra sự chuyển động của không khí và các dòng hải lưu (dòng biển) trong đại dương, tạo ra gió và các hiện tượng thời tiết. Như vậy, ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước, cần lấy năng lượng từ Mặt Trời để chuyển hóa thành năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy, năng lượng từ sóng biển, từ dòng biển trên Trái Đất. Chứng tỏ rằng năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy trên Trái Đất cũng đến từ Mặt Trời

3. – Ban ngày, mở cửa sổ đón ánh sáng Mặt Trời, không cần bật đèn.

Lúc này sử dụng đúng chức năng chiếu sáng của Mặt Trời.

– Sử dụng năng lượng ánh sáng để phơi quần áo, phơi thóc, …

Lúc này năng lượng ánh sáng Mặt Trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước, sưởi ấm không gian, …

Lúc này năng lượng ánh sáng sáng mặt trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vì đây là nguồn năng lượng có thể coi là vô hạn, xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế các nguyên liệu hóa thạch còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.

Trả lời câu hỏi hoạt động 2 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên

Quan sát Hình 16.3 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả quá trình hình thành dầu mỏ.

2. Vì sao dầu mỏ không thể bổ sung nhanh và sẽ dần cạn kiệt trong tương lai gần?

Khoa học tự nhiên 9 bài 16

Phương pháp giải:

Dựa vào Hình 16.3 trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

1. Hình 16.3 minh họa quá trình hình thành dầu mỏ có trên đất liền. Từ vài trăm triệu năm trước, một lượng lớn thực vật và xác sinh vật biển tích tụ dưới đáy đại dương tạo thành trầm tích của động vật và thực vật. Trong hàng triệu năm tiếp theo, lớp trầm tích này bị biến đổi bởi vi khuẩn và chìm sâu hơn. Trải qua sự gia tăng nhiệt độ và áp suất, ở độ sâu khoảng một vài kilômét dưới áp suất lớn, dần dần các lớp trầm tích biến thành bùn đen, dầu mỏ. Sau đó, dựa vào các vết đứt gãy của các lớp đá, dầu mỏ dần nổi lên, tích tụ trong các túi đá, trở thành mỏ dầu.

2. Dầu mỏ không thể bổ sung nhanh và sẽ dần cạn kiệt trong tương lai gần vì Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra các nguồn nhiên liệu đó, trong khi tốc độ tiêu thụ của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên liệu này ngày càng trở nên cạn kiệt.

Khoa học tự nhiên 9 bài 16 trang 78

Trả lời câu hỏi hoạt động trang 78 SGK Khoa học tự nhiên

1. Nêu ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hóa thạch.

2. Lấy ví dụ chứng tỏ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch có thể gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết SGK

Lời giải chi tiết:

1.

– Năng lượng hóa thạch có nhiều ưu điểm như nguồn sẵn có, dễ khai thác, chế biến, dễ vận chuyển, dễ tích trữ với khối lượng lớn. Công nghệ khai thác và chuyển hóa năng lượng hóa thạch phổ biến, chi phí rẻ.

– Nhược điểm: việc khai thác, xử lí, phân phối nhiên liệu hóa thạch cũng gây ra nhiều mối đe dọa cho môi trường như có thể làm thay đổi cấu trúc địa tầng, gây động đất, thay đổi hệ sinh thái.

2. Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra chất thải rắn, phát thải các khí CO, CO, NO, NO, SO,… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất. Hậu quả làm tan băng ở các địa cực, gây biến đổi khí hậu toàn cầu, khiến nước biển dâng, hạn hán, thiên tai, lũ lụt xảy ra với cường độ ngày càng tăng, góp phần phá hủy hệ sinh thái và sự sống trên Trái Đất.

Khoa học tự nhiên 9 bài 16 trang 79

Trả lời câu hỏi hoạt động trang 79 SGK Khoa học tự nhiên

Tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

1. Giá nhiên liệu hóa thạch phụ thuộc vào những chi phí nào?

2. Chi phí khai thác ảnh hưởng như thế nào đến giá nhiên liệu?

3. Khi tính thêm chi phí khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như thuế bảo vệ môi trường,…) làm giá nhiên liệu tăng thì lợi ích là gì?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet, thảo luận

Lời giải chi tiết:

1. Giá nhiên liệu hóa thạch phụ thuộc vào yếu tố: khai thác, nhân công

2. Chi phí khai thác cao thì giá nhiên liệu cũng cao

3. Khi tính thêm chi phí khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường do sử dụng nhiên liệu hóa thạch (như thuế bảo vệ môi trường,…) làm giá nhiên liệu tăng thì lợi ích là giảm thiểu được nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người