Khoa học tự nhiên 9 bài 32: Polymer

Bài 32: Polymer

Giải khoa học tự nhiên 9 bài 32 Polymer có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách Kết nối tri thức mới. Hi vọng sẽ là tài liệu giúp các em tham khảo và đối chiếu với lời giải của mình để hoàn thành tốt bài tập.

Mở đầu trang 141 Bài 32 Khoa học tự nhiên 9

Vật liệu polymer được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày cũng như trong công nghiệp. Vậy polymer là gì và có đặc điểm cấu tạo, tính chất như thế nào?

Trả lời:

– Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

– Tính chất: là chất rắn, không tan trong nước, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

I. Khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân loại

Khoa học tự nhiên 9 bài 32 trang 141

Hoạt động trang 141 Khoa học tự nhiên 9

Tinh bột có công thức chung (C6H10O5)n, tinh bột được tạo thành do hàng nghìn đơn vị glucose kết hợp với nhau tạo nên. Các đơn vị glucose (C6H10O5) này được gọi là mắt xích.

Em có nhận xét gì về khối lượng phân tử của tinh bột?

Trả lời:

Khối lượng phân tử của tinh bột rất lớn.

Cụ thể: Tinh bột là hỗn hợp: amilose (chiếm từ 20 – 30 %) và amilopectin (chiếm từ 70 – 80%). Phân tử khối của amilose vào khoảng 150 000 – 600 000 (ứng với n khoảng 1000 – 4000). Phân tử khối của amilopectin vào khoảng 300 000 – 3 000 000 (ứng với n từ 2000 đến 200 000).

Khoa học tự nhiên 9 bài 32 trang 142

Câu hỏi trang 142 Khoa học tự nhiên 9

Vận dụng kiến thức đã học ở Bài 24. Alkene, em hãy viết phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp các polymer PE, PP từ các monomer tương ứng.

Trả lời:

– Phản ứng tổng hợp polymer PE:

tailieu/data/image/2024/06/04/1-4.png

II. Một số vật liệu polymer phổ biến

Khoa học tự nhiên 9 bài 32 trang 143

Câu hỏi 1 trang 143 Khoa học tự nhiên 9

Các kí hiệu in trên đồ nhựa gia dụng có ý nghĩa gì? Hãy quan sát các kí hiệu in trên các vật dụng bằng nhựa trong gia đình và tìm hiểu xem chúng được làm từ loại nhựa nào, cần lưu ý gì khi sử dụng.

Trả lời:

* Một số kí hiệu chú ý khi dùng đồ nhựa:

Khoa học tự nhiên 9 bài 32

* Kí hiệu khả năng tái chế của đồ nhựa

Khoa học tự nhiên 9 bài 32

Câu hỏi 2 trang 143 Khoa học tự nhiên 9

Nhãn kí hiệu đính kèm quần áo có ý nghĩa gì? Hãy quan sát các nhãn kí hiệu đính kèm quần, áo và tìm hiểu ý nghĩa của các kí hiệu đó.

Trả lời:

Nhãn kí hiệu đính kèm quần áo giúp người sử dụng, bảo quản quần áo đúng cách.

* Một số kí hiệu về hướng dẫn cách giặt quần áo:

Khoa học tự nhiên 9 bài 32

* Một số kí hiệu về hướng dẫn sử dụng chất tẩy:

tailieu/data/image/2024/06/04/cau-hoi-2-trang-143-khtn-9-1.png

* Một số kí hiệu về hướng dẫn về việc vắt và sấy quần áo:

Khoa học tự nhiên 9 bài 32

* Một số kí hiệu về hướng dẫn ủi/là quần áo:

Khoa học tự nhiên 9 bài 32

Khoa học tự nhiên 9 bài 32 trang 144

Hoạt động trang 144 Khoa học tự nhiên 9

Em hãy tìm hiểu về các vật dụng trong gia đình được làm từ cao su, vật liệu composite.

Trả lời:

– Một số vật dụng làm từ cao su trong gia đình: lốp xe, dây chun, găng tay cao su, đệm cao su…

– Một số vật dụng làm từ vật liệu composite: ống dẫn nước, ghế nhựa,…

III. Ứng dụng của polyethylene và vấn đề ô nhiễm môi trường

Khoa học tự nhiên 9 bài 32 trang 145

Hoạt động trang 145 Khoa học tự nhiên 9

Việc lạm dụng các sản phẩm nhựa trong đời sống có ảnh hưởng gì đến môi trường? Hãy trình bày các biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa (túi, chai, lọ, cốc, ống hút, hộp đựng thực phẩm ăn nhanh,…) trong gia đình em.

Trả lời:

– Các sản phẩm từ nhựa đều rất khó phân hủy. Vì vậy, việc lạm dụng các sản phẩm nhựa trong đời sống có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật và sức khỏe con người.

– Biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa trong gia đình em:

+ Đi chợ không sử dụng túi nylon mà sử dụng làn, túi phân hủy sinh học.

+ Hạn chế mua đồ ăn nhanh.

+ Sử dụng những sản phẩm có thể tái sử dụng lâu dài.

+ Tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa