CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp

Toán lớp 6 bài 1: Tập hợp

Giải Toán lớp 6 bài 1 có đáp án chi tiết cho từng bài tập trong sách giáo khoa Kết nối tri thức mới. Mời các em học sinh cùng quý phụ huynh tham khảo.

Toán lớp 6 bài 1 trang 6

I. Giải Toán 6 Kết nối tri thức phần Luyện tập

1. Tập hợp và phần tử của tập hợp

Toán lớp 6 trang 6 tập 1 Luyện tập 1

Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B là một bạn không thuộc tập tập B.

Giải:

Bạn Nam là tổ trưởng tổ 1 nên bạn Nam thuộc tập hợp B.

Bạn Minh không là tổ trưởng trong lớp, nên bạn Minh không thuộc tập hợp B.

2. Mô tả một tập hợp

Toán lớp 6 trang 7 tập 1 phần Câu hỏi

Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:

L = {N; H; A; T; R; A; N; G}

Theo em bạn Nam viết đúng hay sai

Giải

Bạn Nam viết sai vì theo cách mô tả của tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần nhưng ở đây chữ cái A, N xuất hiện hai lần.

Tập hợp được viết lại như sau:

L = {N; H; A; T; R; G}

Toán lớp 6 bài 1 trang 7

Toán lớp 6 trang 7 tập 1 Luyện tập 2

Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

A = {x ∈  \mathbb{N} N| x < 5}

B = {x ∈  {\mathbb{N}^*} N∗| x < 5}

Giải:

Các tập hợp được viết bằng cách liệt kê các phần tử của chúng là:

A = {0; 1; 2; 3; 4}

B = {1; 2; 3; 4}

Toán lớp 6 trang 7 tập 1 Luyện tập 3

Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.

a. Thay thế dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉: 5 ? M; 9 ? M

b. Mô tả tập hợp M bằng hai cách.

Giải:

Vì M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 nên M = {7; 8; 9}

Ta có:

a) 5∉ M ; 9 ∈ M

b) Ta có thể mô tả M bằng 2 cách sau:

M = {7; 8; 9}

M = {n | 6 < n < 10}.

Toán lớp 6 bài 1 trang 8

II. Giải Toán 6 Kết nối tri thức phần Bài tập

Câu 1.1 Toán lớp 6 tập 1 trang 8

Cho hai tập hợp:

A = {a; b; c; x; y} và B = {b; d; y; t; ư; v}

Dùng kí hiệu “∉” hoặc “∈” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?

Hướng dẫn giải

Quan sát từng phần tử a, b, x, u, nếu phần tử nào xuất hiện trong tập hợp A thì ta viết “∈” tập đó, nếu phần tử đó không xuất hiện trong tập hợp A thì kí hiệu “∉”.

Đáp án

Dựa vào các phần tử của tập hợp A và B

Ta có:

a ∈ A; a ∉ B

b ∈ A; b ∈ B

x ∈ A; x ∉ B

u ∉ A; u ∈ B

Câu 1.2 Toán lớp 6 tập 1 trang 8

Cho tập hợp:

U = {x ∈ N | x chia hết cho 3}

Trong các số 3, 5, 6, 0, 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập U?

Hướng dẫn giải

Một số thuộc tập U nếu số đó chia hết cho 3.

Các số có tổng các chữ số là một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

Đáp án

Ta có: U = {x ∈ ℕ | x chia hết cho 3}

Khi đó ta thấy U là tập hợp các số tự nhiên x, sao cho x chia hết cho 3.

Vì x chia hết cho 3 nên các số chia hết cho 3 trong các số đã cho là: 3; 6; 0

Do đó: 3 ∈ U; 5 ∉ U; 6 ∈ U; 0 ∈ U; 7 ∉ U.

Câu 1.3 Toán lớp 6 tập 1 trang 8

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:

a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;

b) Tập hợp D các tháng (dương lịch) có 30 ngày

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ”

Hướng dẫn giải

– Liệt kê các số tự nhiên, số nào nhỏ hơn 7 thì số đó là phần tử của K.

– Viết các số đó trong dấu ngoặc {} và các số đó chỉ được viết một lần.

b)

– Tìm các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

– Viết tên các tháng đó trong dấu ngoặc {} và các tháng đó chỉ được viết một lần.

c)

– Liệt kê các chữ cái xuất hiện trong từ.

– Viết từng chữ cái trong dấu ngoặc {} và các chữ cái đó chỉ được viết một lần.

Đáp án

a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

b) Tập hợp D các tháng (dương lịch) có 30 ngày là D = { tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11 }

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}